Những Công Dụng Của Cây Bằng Lăng Trong Y Học

Công dụng của cây bằng lăng là vô kể không y học
Mục lục

Cây bằng lăng đã không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta, những bông hoa màu tím rực rỡ, nở rộ mỗi khi hè về đã gắn liền với ký ức đẹp đẽ của biết thế hệ học trò. Nhưng rất ít người biết rằng, cây bằng lăng ngoài vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh khiết thì bằng lăng còn là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học dân gian, trong bài viết này, hãy cùng công ty cây xanh Vườn Cây tìm hiểu công dụng của cây bằng lăng nhé.

Giới thiệu về cây bằng lăng

Cây bằng lăng có tên khoa học là Lagerstroemia calyculata Kurz, thuộc họ Tử vi – Lythraceae. Ở Việt Nam, ngoài tên gọi là bằng lăng, loài cây này còn được biết đến với những cái tên khác như Săng lẻ, Bằng lang, Truol, Thao lao, Kwer.

Người ta thường thêm một hoặc vài từ vào sau tên gọi Bằng lăng để chỉ nơi mọc; đặc điểm giống một cây nào khác hoặc công dụng của loài cây này như Bằng lăng ổi, Bằng lăng chèo (vì gỗ để làm bơi chèo), Bằng lăng tía (hoa màu tía), Bằng lăng trắng (hoa màu trắng)…

1.1. Những đặc điểm tự nhiên của cây bằng lăng

Châu Á là khu vực mà loài cây này được tìm thấy nhiều nhất như Lào, Myanmar, Ấn Độ, Việt Nam,… Ở nước ta, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loài cây này mọc hoang dại ở hầu khắp cả nước, nhưng phần đông chủ yếu ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…

Người dân nước ta hay trồng loài cây này như một mảng xanh cho gia đình, công ty, trong khuôn viên xanh của doanh nghiệp để mọi người có thể ngắm nhìn và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây. Trồng cây bằng lăng trước nhà cũng được nhiều gia chủ lựa chọn.

Có nên trồng cây bằng lăng trước nhà hay không?
Cây bằng lăng được trồng trước nhà

Bằng lăng là cây cho bóng mát, thân gỗ. Thông thường cây bằng lăng có thể cao từ 30 đến 35 mét, đường kính rơi vào khoảng 40 đến 80 cm, các cành tương đối mỏng và mảnh khảnh. Một lớp lông mềm màu hung bao phủ bên ngoài thân, hình sao, phổ biến ở ngọn cây.

Lá bằng lăng dạng mũi mác, thuôn dài, từ gốc đến ngọn lá hẹp dần. Trung bình lá trưởng thành dài khoảng 7 – 14 cm, rộng 20 – 50 mm. Lá có hình sao khi còn non, phía trên không có lông, ở phía dưới có nhiều lông mềm kèm khoảng 10 – 13 đôi gân phụ.

Màu sắc thường thấy của hoa bằng lăng là màu hồng tím, tập trung thành cụm từ 6 đến 9 hoa ở phần ngọn. Nụ hoa hình trái xoan hoặc hình nón, cánh hoa có cuống. Đài hoa hình chuông, nhiều lông mềm và nhiều nhị mọc gần nhau. Một bông hoa bằng lăng có 6 chùy ba cạnh, 6 cánh hoa. Cánh hoa hình mắt chim, bầu có lông ở đỉnh cùng với vòi nhụy dài.

Quả bằng lăng dạng hình trứng, là quả nang, thuôn, độ dài khoảng 12 mm, tụt vào trong dài khoảng 1/3 quả. Đầu có mũi nhọn, khi chín nứt thành 6 mảnh như 6 cánh hoa.

1.2. Thu hoạch dược liệu từ cây bằng lăng

Dược liệu Bằng lăng có quanh năm, đặc biệt là vào mùa thu. Vỏ, thân và lá bằng lăng được ứng dụng rộng rãi trong Đông Y. Chúng có thể được dùng tươi, hoặc phơi khô, sắc nước dùng uống.

Sau khi thu hoạch, rửa sạch và cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, phơi hoặc sấy khô, bảo quản trong túi thoáng khí, dùng dần. Mùa hoa quả tháng 5 – 7.

Tác dụng của bằng lăng trong y học

Cây bằng lăng trong y học được xem như bài thuốc quý bởi khả năng chữa được các chứng bệnh khác nhau của mình. Vỏ thân và lá bằng lăng là những loại thảo dược phổ biến được sử dụng rộng rãi bởi những công dụng tuyệt vời của chúng.

Xem thêm: Gỗ bằng lăng là gỗ gì? Gỗ bằng lăng thuộc nhóm mấy?

Cây bằng lăng mang lại nhiều giá trị trong y học
Cây bằng lăng mang lại nhiều giá trị trong y học

2.1. Thành phần hóa học của bằng lăng

Công dụng của cây bằng lăng đã được nhiều nhà khoa học biết đến và nghiên cứu, họ tìm ra các thành phần hữu ích có trong các bộ phận của cây có thể dùng được trong y dược.

Theo nghiên cứu, vỏ thân của cây bằng lăng có chứa Tamin Catechic và Gallic chiếm khoảng 30.5% và được biểu thị dưới dạng Axit Malic 4,22%, chất nhầy 2,76%, Pectin 2,81%. Ngoài ra, vỏ thân còn có Axit hữu cơ, Saponin, Cumarin, Sterol, Ancaloid…

Lá và hoa của cây cũng có các thành phần tương tự như ở vỏ thân nhưng tỷ lệ thấp hơn rất nhiều, cụ thể là Tamin Catechic và Gallic 5,42%; đường 5,8%, trong đó đường khử 5,22%; saccaroza 0,57%; axit hữu cơ 2,83%; Pectin 6,51%; riêng chất nhầy cao hơn ở vỏ thân (3,25%). 

Xem thêm:

Cây bằng lăng có mấy loại?

Hướng dẫn cách cắt tỉa cây bằng lăng đơn giản tại nhà

Bí quyết trồng cây bằng lăng đảm bảo thành công từ lần đầu tiên

2.2. Công dụng của cây bằng lăng trong y học

Đối với các nghiên cứu trong y học hiện đại, công dụng của cây bằng lăng được thể hiện ở một số biểu hiện như:

  • Kháng khuẩn: Các thành phần của bằng lăng có hiệu quả với nhiều giống vi khuẩn hay gặp trên vết thương cùng với vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Tamin có trong vỏ thân và lá bằng lăng là một trong các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ nhiều trong việc ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn
Công dụng của cây bằng lăng là vô kể không y học
Công dụng của cây bằng lăng là vô kể không y học
  • Kháng nấm: tương tự như kháng khuẩn, cây bằng lăng cũng có tác dụng kháng các loại nấm như các loại nấm gây tổn thương ngoài da (Candida Albicans, Trichophyton Gypseum…)
  • Có tác dụng với người bị nấm da, hắc lào: Vỏ bằng lăng sau khi được thái nhỏ sẽ ngâm với cồn 70 độ với tỷ lệ 20-30% trong 1 tháng. Sau đó lấy bôi lên vùng da bị nấm để chữa trị.
  • Lá bằng lăng chữa tiểu đường: Dùng 50g lá già hoặc 50g quả khô với 0,5 lít nước, sau đó đun sôi. Chắt lấy phần nước, uống 4-6 cốc trong ngày có tác dụng phòng và chữa bệnh rất tốt.

Do có các công dụng như kháng khuẩn và nấm, nên cây bằng lăng cũng có tác dụng giúp làm liền sẹo, làm co sẹo lồi.

  • Lá bằng lăng chữa tiểu đường: Bài thuốc dân gian về việc cây bằng lăng chữa bệnh tiểu đường được lưu truyền rộng rãi. 50g lá già hoặc 50g quả khô hãm với 0,5 lít nước sôi. Hãm lấy nước uống ngày 4 – 6 cốc mỗi ngày để phòng và chữa bệnh tiểu đường. Acid corosolic có nhiều trong lá và quả già của cây bằng lăng , chúng có tác dụng làm giảm đường huyết, lá non và hoa bằng lăng cũng có tác dụng tương tự nhưng hiệu lực bằng 70% so với lá già và quả già.
Hoa bằng lăng cũng mang lại nhiều ý nghĩa trong y học
Hoa bằng lăng cũng mang lại nhiều ý nghĩa trong y học
  • Chữa bệnh gout: Bên cạnh tiểu đường, cây bằng lăng chữa bệnh Gout cũng là một từ khóa được nhiều người tìm kiếm, căn bệnh này có thể phòng ngừa và chữa trị từ các nguyên liệu của cây bằng lăng. Trong lá bằng lăng có chứa valoneic acid dilactone, đây là chất ức chế xanthine oxidase giúp làm giảm acid uric trong bệnh gout. Dịch chiết từ lá bằng lăng có tác dụng đối với bệnh nhân mắc gout tốt hơn là sử dụng thuốc tân dược.

Ngoài ra, cây bằng lăng còn có công dụng hỗ trợ điều trị một số các căn bệnh thường gặp hoặc các trường hợp sơ cứu.

Vỏ cây, là và hoa bằng lăng được dùng làm thuốc hãm uống chữa bệnh tiêu chảy, hoa của loài cây này còn có công dụng lợi tiểu rất tốt. Hạt bằng lăng có tác dụng an thần, gây ngủ. Quả bằng lăng được ứng dụng để đắp ngoài trị những tổn thương loét đau miệng. 

Cách trồng cây bằng lăng 

Với những công dụng của cây bằng lăng được đề cập ở trên, càng lúc càng có nhiều hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp ưa chuộng việc trồng loài cây này ở nhà hoặc khuôn viên vườn, vừa tạo bóng mát, không gian xanh, vừa có thể tận dụng các công dụng trong y học của chúng cho sức khỏe con người. Vậy đâu là những lưu ý để bắt tay vào trồng loài cây này.

Hiện nay có nhiều cửa hàng bán cây cảnh có bán loài cây này bởi tính thẩm mỹ và các công dụng của nó, bạn cũng có thể tham khảo trang web của Vườn cây để tìm hiểu về loài cây này. Giá cây bằng lăng nhìn chung tương đối rẻ so với mặt bằng chung các loài cây cảnh trồng sân vườn khác nên khách hàng tìm đến loài cây này ngày một nhiều.

Cây bằng lăng không quá khó để chăm sóc, cũng như giá thành tương đối phù hợp cùng với các công dụng vượt trội trong y học, đây chính là lý do vì sao loài cây này lại được ưa chuộng ở rất nhiều nơi trên nước ta. Hy vọng thông qua bài viết này, công ty cây xanh Vườn Cây đã giúp bạn hiểu hơn về công dụng của cây bằng lăng trong y học, qua đó có thể áp dụng vào đời sống thực tế hàng ngày để bảo vệ sức khỏe bạn nhé.

 

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết mới nhất