Cây Bằng Lăng

Lọc

Cây Bằng Lăng Tím: Đặc điểm, công dụng và giá cây bằng lăng

Cây bằng lăng là loại cây xanh được trồng trong cảnh quan để cung cấp bóng mát, đó là lý do tại sao chúng được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết nhiều thông tin về cây bằng lăng. Trong bài viết này, công ty cây xanh Vuoncay.vn sẽ cung cấp thêm cho bạn thông tin đầy đủ về cây cảnh bằng lăng.

Hình ảnh hoa cây bằng lăng

1. Thông tin cây bằng lăng

Tên gọi khác: cây Bằng lăng nước.
Tên khoa học: Lagerstroemia speciosa (L.) Pers
Họ thực vật: Lythaceae ( Tử Vi – Săng lẻ )

Cây bằng lăng, được gọi là Banaba trong tiếng Tagalog

Cây bằng lăng, được gọi là Banaba trong tiếng Tagalog (nhóm dân tộc lớn nhất ở Philippines), là một loài cây bản địa của Ấn Độ. Loài này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Á và hiện có nhiều ở Đông Nam Á, Ấn Độ và các vùng nhiệt đới khác.

2. Đặc điểm hình thái của cây bằng lăng

Cây bằng lăng là cây thân gỗ, thẳng, khá nhẵn, phân cành nhiều, tán dày, thường xanh, rụng lá.

Cây bằng lăng nước thân gỗ Vỏ cây bằng lăng màu xám, có rãnh dọc, cành cây hình trụ và hơi có lông tơ.


Lá cây bằng lăng thường mọc đối, hình elip, thường rụng lá vào mùa thu, dài 8-15 cm, rộng 3-7 cm.
Hoa bằng lăng mọc thành chùm ở đầu cành, mỗi chùm dài từ 20-30 cm, thường nở vào mùa hè màu hoa cà hoặc hoa cà. Mỗi bông hoa có sáu cánh, những cánh mỏng manh như xác pháo. Hoa bằng lăng tím Quả bằng lăng hình cầu, đường kính 1,5-2 cm, lúc đầu màu xanh tím nhạt, mềm, già dần hóa gỗ, cứng dần.

3. Đặc điểm sinh thái của cây bằng lăng

Cây bằng lăng thích hợp trồng ở những vùng địa lý có 2 mùa nắng mưa rõ rệt, là loài cây ưa nắng mạnh, khi trồng ở nơi có ánh nắng tốt cây sẽ ra hoa nhiều hơn, ngược lại nếu trồng nơi có ánh sáng yếu cây sẽ không cho hoa hoặc cho hoa rất ít.

đặc điểm hình thái cây bằng lăng
Cây thích hợp ở nơi cao ráo, không bị ngập nước

Cây thích hợp ở nơi cao ráo, không bị ngập nước, đất thoát nước tốt. Đặc biệt các vùng bị nhiễm phèn thì cây bằng lăng sẽ không thể sinh trưởng và phát triển.

Cây bằng lăng có thể sống được ở những nơi đất khô cằn, khi cây đã phát triển ổn định thì cây có thể chịu hạn rất tốt.

Cây bằng lăng trong tự nhiên cây cao từ 20 – 30m đường kính có thể đạt 60 – 80cm. Thân cây thẳng trơn ít phân tàn dưới gốc mà chủ yếu phân tầng từ giữa thân cây, đặc tính này do môi trường sống trong rừng phải vươn cao để nhận ánh sáng còn các cành bên dưới không nhận được ánh sáng sẽ tiêu biến dần. Gỗ cây trưởng thành dễ bị bọng bên trong rất hiếm khi tìm được cây có kích thước lớn mà gỗ không bị bọng.

Cây bằng lăng được lựa chọn trồng cảnh ở biệt thự hay sân vườn
cây bằng lăng trồng trong sân vườn

Ngày nay, cây bằng lăng rừng được khai thác về để trồng trong các biệt thự sân vườn lớn hoặc để làm cây phôi ghép cành tường vi vào cho hoa đẹp hơn.

4. Bảng giá cây bằng lăng tham khảo

Giá cây bằng lăng cảnh tùy thuộc vào kích thước và hình dáng của cây khoảng giao động khá rộng từ vài trăm ngàn đồng cho đến vài triệu hoặc vài chục triệu. Để xem chi tiết giá cây bằng lăng và kích thước thì quý khách vào mục cây bằng lăng trong danh mục cây bóng mát để xem. Vì mỗi loại cây như giá cây bằng lăng tím, giá cây bằng lăng trắng, giá cây bằng lăng rừng Công ty cây xanh Vuoncay.vn luôn cập nhật hình dáng và giá cây bằng lăng khi cây được nhập về vườn.

Giá bán cây bằng lăng rẻ tại Vuoncay.vn

Bên cạnh đó, quý khách có thể tham khảo bảng giá cây bằng lăng tím dưới đây:

STTQuy cáchGiá
1Giá cây bằng lăng đường kính 5cm, cao 2.5 – 3mtừ 350.000 VNĐ
2Giá cây bằng lăng đường kính 8cm, cao 3 – 3.5mtừ 600.000 VNĐ
3Giá cây bằng lăng tím đường kính 10cm, cao 3.5 – 4mtừ 800.000 VNĐ
4Giá cây bằng lăng đường kính 12cm, cao 4 – 4.5mtừ 1.200.000 VNĐ
5Giá cây bằng lăng rừng đường kính 15cm, cao 5mtừ 2.400.000 VNĐ
6Giá cây bằng lăng đường kính 20cm, cao 5 – 6mtừ 4.000.000 – 5.000.000 VNĐ

5. Cây bằng lăng có mấy loại?

Bằng lăng nước (Bằng lăng tím) 

Cây hoa tím bằng lăng nước cho hoa màu tím rực rỡ vì vậy thường được gọi là cây bằng lăng tím, Cây thường được ứng dụng trong y học ở châu Mỹ, Ấn Độ, Philipoin,…. là vị thuốc trị bệnh tiểu đường rất tốt. Bên cạnh đó, cây bằng lăng cho bóng mát và hoa đẹp vì thế nên được trồng ở nhiều nơi làm hoa cảnh.

Cây bằng lăng tím
Hoa bằng lăng tím

Cây bằng lăng rừng có kích thước lớn Bằng lăng ổi (bằng lăng cườm)
Hình dáng cây giống cây ổi nên người ta gọi là bằng lăng ổi. Cây này có chiều cao thấp, phân tán sớm, cây thường mọc ở vùng núi đá (khu bảy núi ở An Giang rất nhiều cây này) Đến mùa ra hoa từ chân núi ta có thể nhìn thấy một màu rực rỡ trên núi.

Do có kích thước vừa phải và ra hoa đẹp nên cây bằng lăng ổi được ứng dụng trong trồng cảnh quan rất nhiều. Các con đường trồng hoa bằng lăng cũng tạo được những nét đặc trưng riêng.

Cây bằng lăng rừng (Cây săng lẻ )

Ngoài 2 loại cây hoa tím bằng lăng phổ biến triển, cây bằng lăng còn có loại bằng lăng rừng hay còn được gọi là cây săng lẻ. Cây bằng lăng rừng có hoa khá đẹo và khác biệt so với các loại hoa bằng lăng tím thông thường. Cây săng lẻ cho hoa màu trắng tím nhạt, mọc thành cụm ở đỉnh. Mỗi cành từ 6-9 bống, mỗi bông gồm 6 thùy hình ba cạnh, có nụ hình nón, đài hình vuông và cho nhiều lông mềm.

cây bằng lăng rừng
Cây bằng lăng rừng

Cây thường ra hoa vào tháng 6- 7 âm lịch hằng năm, chúng mang vẻ đẹp dịu dàng, mong manh nên thường được các người chơi cây cảnh gọi là ” phong lan” và uốn cành, tạo dáng thành cây săng lẻ bonsai trồng trang trí nhiều tiểu cảnh sân vườn.

6. Trong cảnh quan cây bằng lăng được trồng nhiều ở đâu?

Đối với cây bằng lăng nước: Do có kích thước lớn, số lượng ít, giá cây bằng lăng nước cao nên thường được trồng ở sân vườn trong các biệt thự lớn. Ngoài ra, cũng có nhiều nhà vườn dùng cây này để ghép hoa tường vi vào. Khi ghép hoa tường vi vào giá trị của cây tăng lên nhiều lần do sự kết hợp giữ kích thước cây lớn và màu sắc hoa tường vi kết hợp với cây này rất đẹp.

Đối với cây bằng lăng ổi: Cây bằng lăng được xem như là cây công trình được trồng nhiều tại các hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, do kích thước của cây nhỏ nên cây bằng lăng ổi thường được trồng ở các con đường nội bộ trong khu dân cư, ít được trồng tại các tuyến đường lớn, nếu có thì có thể trồng ở dải phân cách đường. Cây bằng lăng ổi cũng có thể được trồng trước cửa nhà rất phù hợp (tuy nhiên cần cắt tỉa cành thường xuyên để cây trở nên gọn gàng hơn và cành nhánh không bị rủ xuống đất).

Cây bằng lang ổi
Cây bằng lăng ổi được trồng nhiều trong các công trình hạ tầng giao thông

Lá cây bằng lăng có lông nên khi trồng cảnh quan ta phải tiến hành cắt tỉa cành nhánh thường xuyên để cành nhánh không bị rũ xuống dưới gây cảm giác khó chịu cho người chạm vào nó.

Hoa cây bằng lăng
Chăm sóc cây bằng lăng tốt sẽ cho hoa nở đẹp

7. Cây bằng lăng được nhân giống bằng cách

Nhân giống cây bằng lăng bằng phương pháp chiết cành
Đầu tiên, chọn những cây bố mẹ khoẻ mạnh (dáng đều, tán đẹp), không bị sâu bệnh, là cây đã trưởng thành. Các bước tiến hành như sau:

  • Cắt khoanh khoảng 2cm, tách bỏ hết vỏ cây
  • Cạo sạch lớp nhớt ở thân, tránh việc vỏ tái sinh, để khoảng 1 – 2 ngày cho cây ráo nhựa.
  • Sau khi vết cắt đã ráo nhựa, sử dụng chất kích thích mọc rễ bôi lên vết cắt.
  • Tiến hành đắp đất quanh vết cắt (nên sử dụng đất phù sa có độ ẩm khoảng 70 – 80% trộn với phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ, có thể trộn thêm rơm để tạo độ thoáng khí hơn).
  • Cuối cùng dùng nilong bọc bầu, sau đó buộc chặt cả 2 đầu.
Hạt cây bằng lăng
Nhân giống cây bằng lăng bằng hạt

Thu hoạch hạt: Qủa bằng lăng chín đem về phân loại. Nếu quả chưa chín hẳn nên ủ quả 2 – 3 ngày để quả chín hẳn. Khi hạt khô, phân loại và lựa chọn những hạt có chất lượng tốt để bảo quản nơi khô ráo.
Xử lý hạt: Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 40 – 50 độ trong nửa ngày. Tiến hành loại bỏ những hạt lép. Vớt ra để trong túi vải, mỗi ngày rửa chua 1 lần nước ấm khoảng 40 độ C. Cứ làm như vậy cho đến khi hạt nứt nanh.

Hạt cây bằng lăng
Hạt cây bằng lăng cần được xử lý trước khi đem gieo

Chuẩn bị bầu ươm: Vỏ bầu bằng túi PE kích thước khoảng 7x12cm. Bầu đất dùng 80% đất tằng AB + 20% phân hữu cơ hoai mục.
Gieo hạt: Gieo hạt vào túi bầu hay khay đã chuẩn bị. Sau khi gieo phủ thêm một lớp đất tơi dày khoảng 1cm. Sử dụng ô roa vòi nhỏ để tưới nước rồi phủ thêm lớp rơm rạ lên trên. Nên đặt giàn che cho vườn ươm với độ che phủ khoảng 80%.

Việc tự nhân giống cây bằng lăng sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức. Do đó, nhiều người lựa chọn mua giống cây bằng lăng từ các vườn ươm uy tín. Công ty cung cấp cây xanh Vườn Cây là địa chỉ hàng đầu cung cấp cây giống với giá cây bằng lăng giống cạnh tranh, đã được nhiều khách hàng trên cả nước lựa chọn.

8. Cách trồng cây bằng lăng rừng

Những kỹ thuật trồng và chăm sóc đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng để đảm bảo cây bằng lăng có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Lựa chọn giống cây: Cây giống con phải khoẻ mạnh, không có dấu hiệu bị sâu hay bệnh.

Lựa chọn giống cây bằng lăng
Lựa chọn những cây bằng lăng giống khoẻ mạnh để trồng

Thời vụ trồng cây: Thời gian lý tưởng nhất để trồng cây bằng lăng là từ tháng 2 – 3 Dương lịch hàng năm. Nên trồng cây với mật độ 4-6m để tạo không gian phát triển cho cành và tán cây. Ngoài ra trong quá tình trồng, bạn cũng có thể điều chỉnh mật độ cây trồng sao cho thích hợp với tùng loại đất.

Đào hố và bón lót: Khi đào hố phải chú ý đến kích thước của cây. Tuỳ theo kích thước của bầu cây mà đào hố có độ rộng và sâu cho phù hợp. Theo kinh nghiệm, nên đào hỗ cây có kích thước lớn hơn từ 15 – 20 cm so với bầu cây.

Sau khi đào hố tiến hành bón lót. Tốt nhất là nên sử dụng phân chuồng hoai mục trộn với trấu mục hoặc xơ dừa và một chút bột vôi để bón xuống đáy hố trồng.

Tiến hành trồng cây: 

Bước 1: Xé bỏ bầu và đặt cây giống vào hố.
Bước 2: Lấp đất cao hơn bầu khoảng 5cm, cố gắng nén chặt đất để giữ cho cây đứng thẳng.
Bước 3: Tưới đẫm nước ngay sau khi trồng cây xuống hố.
Bước 4: Cắm cọc chống cây để đỡ cây, tránh việc cây bị long gốc hoặc bị đổ khi có gió lớn.

Trồng cây bằng lăng bằng chậu: Khi bạn lựa chọn việc trồng cây bằng lăng trong chậu cần lựa chọn chậu cây to đủ để cây có thể phát triển. Bạn cần lấp đất xung quanh và nén để giữ cây được thẳng. Dùng các cây chống xung quanh để cây không bị ngã khi trồng. Bạn cũng cần tưới cây thường xuyên để đảm bảo độ ẩm cho cây.

9. Cách chăm sóc cây bằng lăng ra hoa

Đối với cây vừa được bứng bầu mang về dưỡng thì ta dùng lưới đen che nắng cho cây, tưới nước lên thân cây thường xuyên để cây không bị cháy thân. Tưới nước cho bầu cây 2 lần/ngày kết hợp với tưới thuốc kích rễ 7 ngày/lần. Thường xuyên kiểm tra xem thân cây có mọc mầm non không, nếu cây mọc mầm non thì cây đã ổn định và tiếp tục chăm sóc để cây phát triển. Nếu cây không mọc chồi non và thân cây bị khô thì cây đã bị chết cần tiến hành loại bỏ.

Chăm sóc cây bằng lăng tím

– Cách cắt tỉa cây bằng lăng: khi trồng cây bằng lăng trong cảnh quan đô thị, những cây có kích thước cao hơn 1 m cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đỡ các cây con.

– Kỹ thuật chăm sóc định kỳ: người trồng cần cung cấp đủ nước cho bằng lăng, nhất là vào mùa khô. Phòng trừ cỏ dại cũng rất quan trọng, người trồng có thể dùng cách phủ gốc bằng cỏ rác và phân xanh để hạn chế cỏ dại, xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ, xới sạch toàn bộ diện tích mỗi vụ 1 lần, mỗi năm xới gốc 2 – 3 lần.

– Phòng trừ sâu bệnh cho cây bằng lăng:
Khi cây ở giai đoạn cây con thì cần làm sạch cỏ để tránh những sâu bệnh gây hại cho cây. Nếu phát hiện nấm bệnh thì tưới dung dịch boocdo 1% hoặc COC 85 liều lượng 25gr, phun sương đều trên mặt lá và phun định kỳ 1 lần/tuân.

Sâu bệnh Nếu cây bị sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác thì có thể dùng Bassa 50 ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phun.
Với việc phòng bệnh thối cổ rễ cho cây bằng dung dịch boocđo 1% hoặc thuốc Benlate phun đều trên mặt luống. Nếu bệnh xuất hiện pha nồng độ 6g10 lít nước phun cho 100 m2, tuần phun 2 lần, phun liên tục trong 2 – 3 tuần.

Thời gian nuôi cây con trong vườn ươm là 3 – 4 tháng, chiều cao cây bằng lăng từ 35 – 40cm, đường kính cổ rễ là 3 – 4mm thì có thể đem xuất vườn.

– Kỹ thuật bón phân cho cây: luôn phải đảm bảo cho cây có đủ độ ẩm trong 3 tháng đầu, mỗi ngày tưới 4 – 5 lít/m2/lần, 15 ngày thì làm cỏ phá váng 1 lần, tưới nước, phân chuồng hoai hoặc phân NPK pha loãng 1%. Nếu cây bị vàng coi hoặc bạc lá thì dùng sulphat đạm và supe lân để tưới cho cây, pha nồng độ 0,1 – 0,2% tưới 2,5 lít/m2, 2 ngày tưới 1 lần, sau khi tưới phải tưới rửa sạch bằng nước lã.

– Cách xử lý bằng lăng ra hoa: Để cây bằng lăng ra hoa, bạn cần tỉa cảnh thì mới kích thích được cây ra hoa, tỉa cành càng mạnh tay thì cây sẽ ra hoa đẹp hơn

10. Công dụng của cây bằng lăng

Ngoài công dụng làm cảnh che mát mà chúng ta đã biết ở trên, cây còn được biết tới với công dụng làm thuốc, được ứng dụng rộng rãi trong y học.
Người dân bản địa ở Philippines thường sử dụng lá của cây để hãm trà uống có tác dụng chữa bệnh tiểu đường.
– Lá của bằng lăng còn có tác dụng chữa béo phì, bệnh gout và bệnh về đường tiết niệu.
– Phần hạt của bằng lăng có tác dụng an thần, gây ngủ.
– Quả dụng đắp ngoài trị những tổn thương loét đau miệng.
– Vỏ là thuốc nhuận tràng tự nhiên để chữa bệnh táo bón.

11. Hình ảnh cây bằng lăng tím

hình ảnh cây bàng lăng Hình ảnh cây bằng lăng tím Hình ảnh cây bằng lăng tím Hình ảnh cây bằng lăng tím

12. Những câu hỏi thường gặp về cây bằng lăng

Tuổi thọ bằng lăng

Bằng lăng là cây lâu năm, nên có những cây sống trên 70 năm tuổi. Đây cũng là loài cây có tuổi thọ tương đối cao nên được nhiều nơi lựa chọn trồng làm cảnh.

Cây bằng lăng cao bao nhiêu
Cây bằng lăng thường có chiều cao khoảng 15-20 mét. Tuy nhiên, khi trồng trong các khu đô thị thì chúng ta nên hạn chế và cắt tỉa cành lớn, đảm bảo an toàn cho người đi đường, thông thường chiều cao 8-15 mét.

Cây xanh bằng lăng rễ cọc hay rễ chùm
Rễ bằng lăng là rễ cọc, đâm sâu vào đất hút chất dinh dưỡng. Với loại rễ này khi gặp gió lớn, cây sẽ không dễ bị bật gốc.
Bằng lăng ra hoa mùa nào?
Thông thường cây bằng lăng ra hoa vào khoảng tháng 5-6, là thời điểm mùa hè của năm. Đó cũng là lý do mà cây bằng lăng hay gắn bó với các cô cậu học trò

Tại sao cây bằng lăng không ra hoa?
Như đã biết, cây bằng lăng ra hoa vào khoảng tháng 5-6, vì vậy nếu những tháng khác trong năm, cây không ra hoa thì vẫn có thể coi là bình thường. Tuy nhiên, khi vào mùa cây bằng lăng vẫn không ra hoa, rất có thể là do cây thiếu dưỡng chất, không được cắt tỉa lá, không được tưới nước thường xuyên… do chăm sóc không tốt. Vì vậy, bón phân, tưới nước và cắt tỉa cây là cách làm cho cây bằng lăng ra hoa đúng mùa. Lưu ý, hãy thực hiện các bước trên vài tháng trước khi muốn cây bằng lăng ra hoa.

Cây bằng lăng thích hợp trồng ở đâu?
Cây bằng lăng với đặc tính tán lá rộng và dày cùng với khả năng lọc không khí tốt nên cây rất thích hợp chọn làm cây bóng mát cho đường phố, công viên, khu công nghiệp,… Hơn nữa, cây cho hoa màu tím đẹp mắt nên khi trồng làm trang trí thì rất phù hợp.

Có nên trồng cây xanh bằng lăng trước nhà không?
Cây bằng lăng tím cho tán lá dày và rộng, vì thế khi trồng cây bằng lăng trước sẽ giúp tạo bóng mát. Đồng thời cây cho hoa màu đẹp và ấn tượng, loài cây này còn được trồng để trang trí. Không chỉ thế, cây còn hấp thụ khói bụi, khí độc hại đem lại bầu không khí trong lành cho môi trường

13. Địa điểm bán cây bằng lăng tím giá rẻ

Công ty cây xanh Vuoncay.vn là đơn vị cung cấp cây bằng lăng số lượng lớn, nhỏ. Từ các công trình lớn cho đến các công trình nhỏ hoặc hộ gia đình với giá cây bằng lăng cạnh tranh nhất khu vực. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0943.44.59.59  hoặc tham khảo bảng giá trên website của chúng tôi.