Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Cây móng bò: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Cây móng bò là loại cây xanh đô thị được chú ý nhiều do cái tên và hình thái khá lạ mắt, lại cho hoa đẹp và có bóng mát, do vậy mà cũng rất được ưa chuộng. Trong bài viết này, hãy cùng công ty cung cấp cây xanh vuoncay.vn tìm hiểu thêm về loài cây đặc biệt này nhé!
1. Đặc điểm của cây móng bò
Trong tiếng Anh, tên của loài cây này là Camel’s foot, có ý nghĩa là “bàn chân của lạc đà”. Cây móng bò có nguồn gốc từ các quốc gia châu á Trung Quốc, Ấn Độ và Myanmar, sau được du nhập vào Việt Nam và trở nên phổ biến ở nước ta.

1.1. Phân loại cây móng bò
Cây thuộc chi Bauhinia, phân họ Vang (Caesalpinioideae), họ đậu (Fabaceae). Chi thực vật này tập hợp thành 3 dạng sống khác nhau: Cây gỗ, cây bụi, cây leo. Hiện nay có nhiều loại móng bò:

– Giống cây bụi: móng bò trắng

– Giống cây leo: móng bò hoa phượng

– Giống cây gỗ: móng bò tím và móng bò sọc (hay còn gọi là hoa ban)

Tên khoa học của cây móng bò tím là Bauhinia purpurea, ở Việt Nam, nó còn được biết đến với những tên gọi khác như móng bò đỏ hay cây hoàng hậu. Gióng móng bò thân gỗ còn lại là móng bò sọc có tên khoa học là Bauhinia variegata, còn gọi là hoa ban. 
1.2. Đặc điểm hình thái
Tên gọi đặc biệt của loài cây này bắt nguồn từ hình dạng đặc biệt của lá cây. Lá của chúng được chia làm hai thùy ở phần đầu trông giống như phần móng của các loài động vật bộ guốc chẵn, mà ở Việt Nam phổ biến nhất là loài bò, do đó tên gọi này ra đời. Ngay cả trong tên tiếng Anh cũng đề cập đến đặc điểm này, lạc đà có bộ móng giống như bò, nên danh xưng Camel’s foot được dùng để gọi loài cây này.

Cây móng bò tím là loài cây thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình khi cây trưởng thành đạt khoảng từ 2 đến 6 mét. Trên thân cây phân thành nhiều cành, các cành đều khá dài nhưng mọc thưa, tán cây tương đối rộng. Lá cây to, có màu xanh nhẵn bóng, cuống lá thông thường dài khoảng 4cm, gốc lá có từ 9 đến 11 gân lá hiện rõ ràng. 

Hoa móng bò tím mọc thành chùm thưa, mang hoa khá lớn, màu chủ đạo là tím, đôi khi thì hơi ngả sang hồng. Hoa thường mọc tập trung ở ngọn các cành cây, hay ở phần nách lá các đỉnh. Mỗi hoa sẽ có từ 5 đến 6 nhị, có 5 đài hoa, treo lửng lơ rũ xuống đất tạo nên một vẻ đẹp đầy thú vị và có sức hút. Hoa có cánh tràng mềm, mép của cánh hoa có răn reo kéo dài thành móng ở gốc, ở giữa có một cánh thìa dạng thuôn hình giáo, nổi rõ đốm trắng.

Cây móng bò sọc nhìn chung có đặc điểm tương đối giống móng bò tím. Lá của móng bò sọc thì có từ 11 đến 13 gân, cuống lá cũng ngắn hơn, thường chỉ khoảng 2.5 cm. Màu hoa tương đối đa dạng hơn, biến động từ trắng, trắng hồng, hồng tím, tím và cánh hoa thường xuất hiện những đường sọc rất rõ nét.

Cả hai giống móng bò thân gỗ đều cho quả, quả đều lơn, dẹt và thuôn đều. Mỗi quả cái chiều dài khoảng 30 cm.
1.3. Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng của cây tương đối nhanh, là loài cây công trình ưa sáng, phù hợp với các loại đất giàu dinh dưỡng. Đất trồng cây cũng cần thoát nước tốt. Sau khi ra hoa, cây sẽ yếu đi nên giai đoạn này cần chăm sóc cây kỹ lưỡng hơn để duy trì tuổi thọ cho cây.

Ở nước ta, khí hậu phù hợp nhất cho cây móng bò sinh trưởng là khu vực phía Bắc, đặc biệt là Tây Bắc. Do đây là vùng khí lạnh, độ ẩm thấp, nên đến mùa cho hoa, cây sẽ thay lá toàn phần, lúc này hoa sẽ mọc thành vòm hoa rực rỡ một màu tím quanh cây. Khu vực miền Nam và miền Trung do độ ẩm cao và mưa nhiều, nên lá cây không thay hết toàn phần, nhưng thay vào đó cây lại có thể nở hoa vào nhiều tháng trong năm.
2. Công dụng của cây móng bò
Ngoài việc làm đẹp cảnh quan, các bộ phận của loài cây này còn có dược tính giúp chữa được một số bệnh. Hãy cùng tìm hiểu ở phần dưới đây nhé!
2.1. Tác dụng trong cảnh quan
Cây móng bò được biết đến là cây thân gỗ sống lâu năm, cây tạo bóng mát nên thường được trồng trong các khu ngoài trời, thoáng đãng cần mảnh xanh như công viên, khu nhà ở, chung cư, bệnh viện. Đối với dạng nhà ở, cây thường được trồng dọc theo lối đi, khi hoa nở sẽ tạo cảm giác thơ mộng, bình yên, cảnh quan khuôn viên sân vườn cũng được tăng tính thẩm mỹ.

Như tất cả các loài thực vật khác, qua quá trình quang hợp, cây móng bò cũng sẽ tạo ra khí oxy và thanh lọc bầu không khí, tạo không gian trong lành, dễ chịu.
2.2. Tác dụng trong y học
Ngoài việc chỉ để làm một loài cây cảnh thông thường, cây móng bò còn có những lợi ích đối với sức khỏe của con người:

– Các vấn đề tiêu hóa có thể được trị khỏi bằng cách pha nước sối nhụy nụ hoa móng bò phơi khô. Nếu sắc lấy nước uống, thì vị thuốc này còn có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề về gan, phổi và bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phế nhiệt.

– Lá móng bò cũng có những tác dụng tương tự, ngoài ra còn có thể trị ho, bổ phổi và có tác dụng lợi tiểu.

– Chất tanin trong vỏ của cây có tác dụng giảm độc tố khi bị rắn cắn, cầm máu. Thái giã nhỏ phần vỏ lấy cốt sẽ trị bệnh lỵ amip.

– Vỏ khi còn tươi có thể ép lấy nước uống, giúp trị bệnh sản ở trẻ nhỏ. Bột được điều chế từ vỏ còn có thể giúp làm lành vết thương, hạn chế sự lở loét.

– Rễ cây móng bò đem rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ, phòng dùng khi khó tiêu, đau dạ dày hay viêm ruột. Sử dụng bằng cách đem sắc nước uống sẽ giảm đau, nếu bệnh nhẹ có thể trị được dứt điểm.
3. Cách trồng và chăm sóc cây móng bò
3.1. Cách trồng
Để trồng cây trên vỉa hè, đường phố thì tốt nhất nên sử dụng giống cây đã nhân giống từ hạt. Nếu nhân giống bằng hạt, thì cây được ươm sẽ gieo trong bầu cố định, sau 1 năm mới đem ra trồng ngoài đất.

Nếu trồng bằng cách giâm cành thì nhất định phải xuân hóa cây mẹ để có những cành cấp một tươi tốt để làm vật liệu. Cần tưới nước và cung cấp ánh sáng đầy đủ cho cây phát triển trong giai đoạn này, đồng thời phải tưới phân cho cây khoảng 1 tuần 1 lần sau khi đem cây đi trồng.
3.2. Cách chăm sóc
Khi trồng loài cây này, bạn chỉ cần lưu ý tưới nước đều cho cây để giúp cây lớn nhanh hơn, vào mùa mưa thì xử lý thoát nước cho cây, do cây không chịu được ngập úng trong thời gian dài.

Trồng cây được 2 năm thì cành lá của cây đã bắt đầu phát triển xum xuê, đây cũng là lúc bạn nên tiến hành cắt tỉa cây, để cây ra nhiều cành nhánh mới, cũng như giúp cho các cành mọc ra từ nhiều hướng khác nhau nhằm tạo tán rộng, với những cây trồng vỉa hè thì tiến hành cắt bỏ những cành thấp, cành che khuất tầm nhìn để đảm bảo an toàn giao thông.

Mỗi năm bạn nên bón phân cho cây. Loại phân phù hợp cho cây móng bò là NPK với liều lượng mỗi năm từ 2 cho đến 3 lần, đặc biệt là sau những giai đoạn cây nở hoa, lượng phân bón sẽ giúp cây phục hồi sức sống và tiếp tục sinh trưởng khỏe mạnh.

Hy vọng thông qua những chia sẻ ở trên, vuoncay.vn đã giúp bạn hiểu thêm về loài cây móng bò, một cây tuy lạ mà quen, tuy quen mà lạ. Mong rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn có thêm lựa chọn để làm mới cảnh quan và không gian sống của mình.