Lọc
Hiển thị 1 trên 1 Sản phẩm

Cây Cau Lùn (Cau Hương): Ý nghĩa, Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc

Cây cau lùn hay cây cau lùn tứ quý có hình dáng thấp, thân mập ra trái quanh năm, đây là loài cây dễ trồng nên được trồng ở nhiều nơi khác nhau như sân vườn, sân thượng, công viên. Nhưng do có thân hình nhỏ nên cây ít được dùng trong các công trình cảnh quan mà thường được sử dụng để trồng ở sân vườn các hộ gia đình. Trong bài viết này, Công ty cây xanh Vuoncay.vn sẽ cập nhập thêm cho các bạn thêm về cây cau lùn.

Cây cau lùn đẹp
Cây cau lùn đẹp

1. Cau lùn là cây gì?

  • Tên thông thường: cây cau lùn
  • Tên gọi khác: Cau hương, cau lai, cây cau lùn tứ quý, cau thái, cau lợn cọ
  • Tên khoa học: Areca catechu
  • Họ thực vật: Arecaceae (họ Cau)
Cây cau lùn là loại cây dễ trồng
Cây cau lùn là loại cây dễ trồng

Cây cau lùn là loại cây khá dễ trồng và sinh trưởng tốt trên nhiều điều kiện sinh thái khác nhau. Chính vì vậy kỹ thuật trồng cây cau lùn tứ quý cũng khá đơn giản. Tuy nhiên cần phải dày công chăm sóc cung cấp đủ lượng nước và các loại kháng chất để cây phát triển, sinh trưởng tốt nhất.

2. Đặc điểm hình thái của cây cau lùn

Thân cây: Thân cây lùn hơn so với các loại cây cau khác, nhưng lại mập và nhìn chắc chắn. Trên thân có nhiều đốt do các bẹ lá rụng để lại sẹo. Tùy vào môi trường và chế độ chăm sóc mà thân cây có độ mập khác nhau, nếu trồng nơi đất tốt thì thân cây mập mạp hơn so với trồng ở đất xấu.

hình ảnh cây cau lùn
Hình ảnh cây cau lùn

Lá cây: Lá cây có màu xanh đậm, lá dày và cứng cáp hơn so với các loài cây cau khác

Hoa và quả: Hoa của cây cau lùn cũng có đặc tính giống các loại cây cau khác đều mọc từ đốt thân ra, lúc còn nhỏ hoa nằm trong bẹ lá khi phát triển dần thì buồn hoa bung ra bên ngoài để thụ phấn. Trái của cây cau lùn tứ quý tròn và to hơn so với cây cau ăn trái thông thường.

Quả cây cau lùn
Quả cây cau lùn

Rễ: Cũng giống với hầu hết các loài cây thuộc họ cau dừa, cây cau lùn cũng là cây có rễ chùm, kích thước rễ gần như là bằng nhau ở vùng gần gốc cây so với các đoạn còn lại.

3. Đặc điểm sinh thái của cây cau lùn

Cây Cau Lùn thuộc loại cây ưa sáng, sống ở điều kiện nóng ẩm, có khả năng chịu khô hạn.

Với tên gọi cây cau lùn, chúng có tốc độ sinh trưởng chậm hơn những cây cau khác nên chiều cao của nó cũng tăng chậm theo thời gian. Cây phải mất thời gian là 20 năm mới cao được khoảng 2m.

Hình ảnh cây cau lùn

4. Ý nghĩa cây cau cảnh phong thủy

Nhiều gia chủ vẫn còn thắc mắc: “Có nên trồng cây cau lùn trong nhà hay không” Câu trả lời là có vì cây cau lùn tứ quý có mang lại nhiều công dụng đặc biệt như: ăn trái, cảnh quan, hay trong phong thủy,….

Người ta thường nói “Trước trồng cau, sau trồng chuối” điều này có nghĩa là trước nhà nên trồng các loại cây cau để thu hút tài lộc và xua đuổi âm khí vào ngôi nhà. Đối với nhiều nhà có kích thước khoảng trước nhà nhỏ thì việc chọn cây cau lùn tứ quý là một lựa chọn hợp lý và thẩm mỹ nhất.

Về mặt phong thủy cây cau lùn là biểu tượng của sự may mắn, trù phú. Khi trồng hàng cau bên ngoài nhà như lá chắn giúp ngôi nhà tránh khỏi những điều không may mắn. Trồng cây cau lùn tứ quý trước nhà sẽ giúp gia chủ nhận được nguồn năng lượng hạnh phúc, mang tới sự may mắn về tiền tài, công danh, mở rộng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp,…

5. Cây cau lùn hợp mệnh gì? Tuổi gì?

Các gia chủ trước khi trồng cây cau lùn chắc hẳn đã đặt câu hỏi: Cây cau lùn hợp mệnh gì? Tuổi nào? Có nên trồng cây cau lùn tứ quý này hay không? Theo phong thủy, cây cau lùn thuốc mệnh Thổ vì vậy sẽ rất hợp với các gia chủ mệnh Thổ, Hỏa và Kim. Khi trồng cây cau lùn các gia chủ mệnh Thổ, Hỏa và Kim sẽ giúp ích cho các mối quan hệ công việc, sự thăng tiến trong công việc.

Cây cau lùn tứ quý
Cây cau lùn tứ quý

Người mệnh Thổ sinh năm: Bính Tuất (1946, 2006), Đinh Hợi (1947, 2007), Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1990), Tân Mùi (1991, Mậu Dần (1998), Kỷ Mão (1999),….

Người mệnh Kim sinh năm: Giáp Ngọ (1954), Ất Mùi (1955), Nhâm Dần (1962), Quý Mão (1963), Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971), Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985), Nhâm Thân (1992), Quý Dậu (1993), Canh Thìn (2000), Tân Tỵ 2001),…

Người mệnh Hỏa sinh năm: Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009), Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017), Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995),….

6. Tác dụng của cây cay lùn

Không chỉ về mặt phong thủy, trong đời sống hằng ngày, cây cau lùn tứ quý cũng mang lại nhiều lợi ích cho gia chủ khi trồng cây cay lùn trong nhà hay trong vườn.

6.1. Làm thực phẩm

Trái của cây cau lùn có kích thước tròn và to nên hiện được ưa chuộng để sử dụng trong các dịp cưới hỏi, thắp hương cho ông bà. Trái ra liên tục trong năm nên năng xuất cũng rất cao mà lại dễ thu hoạch do cây có kích thước nhỏ không cao như loài cây cau ăn trầu thường thấy.

vuoncay.vn - cây cau lùn
Quả cau lùn

6.2. Trồng cảnh quan tạo bóng mát

Cây cau lùn được các hộ gia đình yêu thích để trồng cho sân vườn hoặc trồng trên sân thượng vì có thể thu hoạch được trái một cách dễ dàng và hình dáng cây cũng rất đẹp. Cây còn được dùng để trồng trong các công trình cảnh quan như công viên, nhà máy, trường học, bệnh viện,…

Cây cau lùn trồng cảnh quan
Cây cau lùn trồng cảnh quan

6.3. Ứng dụng của cây cau lùn trong y học

Trong Đông y, các bộ phận của cau lùn như hạt cau, phần bọc dày ngoài hạt, rễ cay, buồng và bẹ cau đều có thể sử dụng để chữa bệnh.

  • Hạt cau có chứa chất tanin, alkaoid (arecolin. arecaidin) có tác dụng trong việc chữa sốt rét, tây ký sinh trùng trong đường ruột, chông đột quỵ, ngăn ngừa thiếu máu, kiểm soát bệnh tiểu đường, có lợi cho não và hệ tiêu hóa,…
  • Vỏ quả cau già có vị cay ôn, quy vào 2 kinh Tỳ Vị. Nó có thể dùng để chữa bệnh phù nề, đầy trướng bụng.
  • Rễ cau có thể dùng trong các bài thuốc chữa bệnh sỏi thận, cường dương ở nam giới. Ngoài ra, meo cau có thể chữa được bệnh hắc lào, tua cau giúp chữa hen suyễn.
  • Hoa Cau Lùn được sử dụng trong các bài thuốc giúp bổ tỳ, trị đầy bụng, khó tiêu, đau tức ngực và tê đau xương khớp,…
Cây cau lùn mang lại ý nghĩa phong thủy tốt
Cây cau lùn mang lại ý nghĩa phong thủy tốt

7. Giá cây cau lùn

Giá bán cây cau lùn tứ quý tùy vào kích thước của cây, đối với cây cau lùn giống 40 – 50 cm thì giá cây cau lùn dao động từ 30,000 – 50,000 VNĐ. Nhưng đa phần các hộ dân ở thành phố thường mua cây đã ra quả để trồng cho nhanh ra trái, thân cây cũng đẹp hơn do được ươm trong môi trường thích hợp. 

Dưới đây là bảng giá cây cau lùn cho các bạn tham khảo:

STTKích thước câyGiá
1Giá cây cau lùn giống cao từ 15cm -30cm50.000 – 80.000đ
2Giá cây cau lùn giống cao từ 0.8m – 1m500.000-800.000đ
3Giá cây cau lùn giống cao từ 1.5m – 1.7m1.300.000 – 1.700.000đ
4Giá cây cau lùn giống cao từ 1.8 – 2m1.800.000 – 2.300.000đ
5Giá cây cau lùn giống cao từ 2mtừ 3.000.000đ
Cây cau lùn có giá thấp
Cây cau lùn có giá thấp

8. Cách trồng cây cau lùn

Cây cau lùn là loài cây dễ trồng, ít sâu bệnh. Việc trồng cây cau lùn khá đơn giản. 

8.1. Kỹ thuật ươm cây cau lùn

Chọn quả ươm từ những cây có độ tuổi từ 8 năm tuổi, chọn những quả chín có màu vàng cam. Hái xuống bỏ vào bao tải, phun qua thuốc xịt kiến và gián và buộc bao lại, để vào nơi thoáng mát. Ngoài ra, có thể vùi quả vào cát. Sau 20 ngày mở ra kiểm tra, nếu quả cau đã nẩy mộng nhỏ màu trắng (kích thước bằng hạt đậu xanh) nghĩa là cây đã nảy mầm.

Sau đó, trộn đất chuẩn bị bầu ươm bạn sẽ dùng đất cát pha và phân chuồng ủ hoai theo tỉ lệ 4:1. Cho đất vào 2/3 túi bầu, cho quả cau lùn đã nảy mầm vào vào giữa bầu đất (để mầm hướng lên trên). Sau đó cho đất lấp cao hơn quả ươm khoảng 1cm.

8.2. Cách trồng cây cau lùn

Chọn giống cau lùn: Khi lựa chọn cây giống để trồng, hãy chọn những cây khỏe tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao, thân cây mập mạp, lá có tươi xanh.

Thời vụ trồng: Thời điểm trồng cây cau lùn phù hợp nhất là vào tháng 3 đến tháng 4 hàng năm. Vào thời điểm này, đất sẽ đủ ẩm và thời tiết cũng mát mẻ. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của cây cau con.

Chọn đất trồng: Cây cau lùn không kén đất, nhưng chúng lại ưa loại đất pha cát. Nên trộn đất với phân chuồng hoai mục với tỉ lệ 4:1 để đất đạt chất lượng tốt nhất. 

Cây cau lùn
Cây cau lùn dễ dàng chăm sóc

Phân bón lót: Nên bón lót cau lùn bằng phân chuồng, phân hữu cơ kết hợp bón vôi để phòng ngừa sâu bệnh. Trong những tháng đầu đời, cây thường dễ bị bệnh vì vậy cần kết hợp bón phân, tưới nước và ngừa sâu bệnh cho cây.

Đào hố và trồng cây cau lùn: Sau khi đào hố xong, bạn bắt đầu trồng cây vào hố. Khi trồng, phải đặt thẳng đứng để sau khi trưởng thành cây có dáng đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ và phong thủy.

Khi trồng cây xong, bà con cần tưới nước để đất đủ độ ẩm. Nếu cẩn thận, bà con có thể che thêm lưới che khoảng 1 tuần. Trong quá trình trồng cây Cau lùn có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng lân vi sinh.

Khoảng cách trồng cây cau lùn: Có thể trồng mật độ 2,5 x 2,5m hoặc 3 x 3m. Nếu trồng mật độ dày hơn có thể trồng 2 x 2m nhưng không được trồng quá dày vì chất lượng cây sẽ bị ảnh hưởng do cạnh tranh nhiều về dinh dưỡng và ánh sáng.

Cây cau lùn cần được trồng đúng cách
Cây cau lùn cần được trồng đúng cách

9. Cách chăm sóc cây cau lùn

Câu cau lùn là loại cây ưa không gian thoáng đãng và nhiều nắng. Ở điều kiện trên, cây cau lùn có thể phát triể một cách tốt nhất. Vì vậy khi chọn vị trí trồng và đặt cây bạn nên chọn vị trí cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây. Nguyên nhân là do bản lá của cây cau lùn mỏng. Nếu không có đủ ánh sáng sẽ sinh trưởng yếu ớt, lá nhanh rụng và chết cây.

9.1.Ánh sáng:

Khi trồng cây cau lùn nên đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng để cây quang hợp, như thế lá mới giữ được màu xanh đẹp, nếu trồng ở nơi có nhiều bóng râm thì lá cây nhanh chuyển sang vàng và rụng xuống.

Những lưu ý khi chăm sóc cây cau lùn
Những lưu ý khi chăm sóc cây cau lùn

9.2.Nước tưới:

Về chế độ nước ta cũng nên chú trọng một chút, thời gian đầu mới trồng nếu có điều kiện bạn nên tưới nước thường xuyên để cây luôn phát triển nhanh, bén rễ tốt tuy nhiên khi cây đã phát triển ổn định rồi thì cũng không cần tưới quá nhiều nước chỉ cần duy trì là được.
Cây cau lùn cần nhiều nước để cây phát triển tốt. Cần tưới đều nước thì cành mới đẹp. Tưới nước phân chuồng cho cây 1/15 – 1/20 định kỳ 2 tháng 1 lần để cây lớn nhanh và phát triển bộ lá xanh tốt.

Giá bán và hướng dẫn chăm sóc cây cau lùn
Cây cau lùn giống trong vườn ươm

Cây cau lùn là cây ưa ẩm và có rễ khá lớn. Chính vì vậy cần phải tưới nước đều đặn và thường xuyên cho cây. Cây cau trắng mới trồng nên tưới ngày 2 lần. Nếu bạn bỏ bê việc tưới nước cho đây, thân cây sẽ bị héo và lá sẽ xấu hơn.

9.3.Phòng bệnh:

Cây cau lùn thường bị nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu. Vì vậy, trong giai đoạn đầu trồng cây cần chú ý đến ánh sáng, tưới nước, bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho cây. Cây cau lùn thường bị nhiều loại bệnh phổ biến như rệp sáp, rệp sáp….

Cần phòng bệnh tốt cho cây cau lùn
Cần phòng bệnh tốt cho cây cau lùn

Cách để loại bỏ nó là sử dụng thuốc xịt Supraside hoặc Splation. Ngoài ra, cần làm cỏ thường xuyên và theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh.

9.4.Phân bón:

Nếu như bạn muốn giữ cho bộ lá của cây cau lùn luôn xanh mướt thì hãy nhớ, cứ khoảng 2 tháng sẽ bón phân định kỳ cho cây 1 lần, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng như giữ cho bộ lá được đẹp.

10. Địa điểm bán giống cây cau lùn tại Tp.Hồ Chí Minh

Công ty cây xanh Vuoncay.vn là đơn vị bán giống cây cau lùn số lượng lớn, nhỏ. Từ các công trình lớn cho đến các công trình nhỏ hoặc hộ gia đình với giá cây cau lùn cạnh tranh nhất khu vực. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0943.44.59.59  hoặc tham khảo bảng giá trên website của chúng tôi.