Bán cây dừa cảnh trồng công trình đẹp, giá tốt, tư vấn trồng

Cây dừa là loài cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Cây dừa thường xuất hiện ven các bờ biển đẹp như Nha Trang, Đà Nẵng,…. Ngoài ra cây dừa còn xuất hiện trong rất nhiều các món ăn khác nhau, trở thành một phần không thể thiếu với người Việt.

Cây dừa trở nên phổ biến như vậy một phần nhờ vào giá cây dừa khá rẻ. Trong bài viết này, công ty cây xanh Vuoncay.vn xin gửi tới quý khách những thông tin bổ ích về cây dừa.

Giá bán cây dừa cảnh 

STTLoại cây/kích thướcGiá bán
1Giá cây dừa lóng 1m900,000đ
2Giá cây dừa lóng 1,5m1,000,000đ
3Giá cây dừa lóng 2m1,200,000đ
4Giá cây dừa lóng 3m1,500,000đ

Giá cây dừa tùy thuộc vào kích thước và hình dáng của cây khoảng giao động trong khoảng 50.000 – 200.000VNĐ. Còn ở các tỉnh nhỏ thì giá cây dừa sẽ rẻ hơn. Tuy nhiên, với các loại cây dừa cảnh bonsai được uốn nắn, hình dáng đẹp thì chúng sẽ có giá trị cao hơn rất nhiều. Tùy thuộc vào người mua và người bán định giá cây dừa, thông thường các loại cây này có giá khoảng vài triệu đồng.

Cây dừa là loại cây quen thuộc đồng thời giá cây dừa cũng khá rẻ.

Cây dừa là loại cây quen thuộc đồng thời giá cây dừa cũng khá rẻ.

Giới thiệu chung về cây dừa

Tên thông thường: cây dừa
Tên khoa học: Cocos nucifera
Họ thực vật: Arecaceae (họ Cau)

Đặc điểm hình thái cây dừa cảnh

Cây dừa là thân gỗ thuộc cây họ cau dừa. Thân cây dừa mọc thẳng, độ cao tối đa có thể đạt đến 30m, độ dài trung bình từ 15m đến 20m. Người ta thường dựa vào số lượng vết sẹo do lá dừa rụng gây ra để kiểm tra độ phát triển của từng cây dừa.

Cây dừa trưởng thành có khoảng 30 đến 35 tàu lá, với độ dài từ 5m – 6m. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào giống dừa cũng như cách chăm sóc ảnh hưởng đến độ dài tàu lá.

Rễ cây dừa liên tục phát triển, khi còn nhỏ, rễ có màu trắng và chuyển sang màu nâu đỏ khi trưởng thành.

Hoa dừa có màu trắng, cây dừa cũng thường nở sau 30-40 tháng. Mỗi nách lá sẽ có 1 cụm hoa.
Trái dừa chắc không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam, là loại quả giải nhiệt rất tốt. Quả dừa có phần vỏ bên ngoài được bao phủ bởi lớp cutin dày đặt. Bên trong có phần cơm dừa và nước dừa rất ngon.

Hình ảnh cây dừa quen thuộc tại làng quê

Hình ảnh cây dừa quen thuộc tại làng quê

Đặc điểm sinh lý cây dừa cảnh

Tốc độ sinh trưởng: là cây xanh đô thị có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm, cây ưa sáng, đất bồi ven sông, suối, ven biển và thoát nước tốt.

Phương pháp nhân giống: cây dừa được nhân giống bằng hạt.

Cây dừa có bao nhiêu loại?

  • Dừa xiêm xanh và đỏ: được trồng nhiều ở Bến Tre, dừa xiêm xanh có vỏ mỏng màu xanh, nước ngọt có vị thanh
  • Dừa xiêm lửa: dừa có màu sắc rất đẹp, trái nhỏ, vỏ mỏng màu cam, nước ngọt
    Dừa dứa: có mùi thơm đặc trưng của lá dứa, thông thường thì những quả dừa dứa có kích thước nhỏ sẽ thơm hơn những quả lớn.
  • Dừa dâu: là giống dừa khá phổ biến ở Việt Nam có trái tròn, có 3 màu gồm xanh, vàng và dâu đỏ, cơm dừa thường dày 10 – 12mm.
  • Dừa sáp: là đặc sản của tỉnh Trà Vinh, loại này có cơm mềm, sền sệt và có rất ít nước. Đặc điểm của dừa này là chỉ có 1 – 2 trái /buồng.

Các sản phẩm làm từ cây dừa

Làm thực phẩm

Nước dừa: Thiên nhiên ban tặng cho non người một loại quả mà khi khác nước ta có thể hái và uống chúng, sự thanh mát và ngọt diệu của nước dừa sẽ giúp ta mau chóng khỏe lại giữ cái nắng trưa hè. Ngày nay, nước dừa còn được đóng lon hoặc làm thạch rau câu dừa trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

Cơm dừa: Cơm của quả dừa khô khi bào nhỏ thành có thể ép lấy nước cốt dừa có vị béo để bổ xung thêm vào các món ăn như chè, các món nướng, …. Cơm dừa khô cũng có thể thái thành sợi nhỏ để làm mứt dừa ăn trong dịp tết nguyên đán.

Hủ dừa: Hủ dừa là phần trong thân cây dừa, nó nằm ở gần ngọn của cây dừa, khi chặt cây dừa xuống ta sẽ thu hoặc được phần này, chúng có vị ngọt, giòn thanh rất được ưa chuộng trong các món gỏi.

Giá cây dừa rẻ nên được ứng dụng nhiều ở Việt Nam

Giá cây dừa rẻ nên được ứng dụng nhiều ở Việt Nam

Làm đổ thủ công mỹ nghệ

Gần như toàn bộ các bộ phận trên cây dừa đều có thể  làm nguyên liệu để làm đồ thủ công mỹ nghệ như: Thân cây, gáo dừa, lá dừa. Tùy theo từng bộ phận của cây mà các nghệ nhân khéo léo tạo ra các sản phẩm khác nhau. Việc gia tăng giá trị cho cây dừa được thực hiện thông qua các sản phẩm tinh xảo và đẹp mắt được tiêu thụ trong thị trường nội địa, thị trường quà biếu khách du lịch hay xuất khẩu,…. Cây dừa được ứng dụng ở nhiều mặt như thủ công, thực phẩm

Mỹ phẩm

Các sản phẩm mỹ phẩm được chiết xuất từ cơm dừa là sản phẩm an toàn được nhiều phái đẹp tin dùng đặc biệt là tinh dầu dừa, ngày nay thì khoa học phát triển nên các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp khác cũng được ra đời từ cơm dừa như: Sản phẩm dưỡng da, kem ủ,….

Một số công dụng khác:

Xơ dừa được dùng để làm dây thừng, làm giá thể trồng cây.

Lá dừa dùng làm mái lợp nhà, đây là sản phẩm hiện nay ít được người dân dùng nhưng lại rất được nhiều khu du lịch sinh thái sử dụng.

Có nên trồng cây dừa làm cảnh hay không?

Hiện nay, cây dừa cảnh được trồng rất phổ biến ở các công viên hay các sảnh khách sạn, nhà hàng, trong văn phòng hay ngay trong sân vườn của gia đình.

Cần chọn giống cây dừa làm cảnh

Nó không chỉ là cây để trang trí, tạo nên cảnh quan phù hợp với mọi địa điểm mà nó còn dùng để làm sạch không khí. Dừa cảnh sẽ hấp thụ các loại khí độc, khói đen và giảm số lượng bụi mịn trong không khí để mang lại một môi trường sống và làm việc tốt nhất. Vì vậy, cây dừa rất phù hợp làm để trồng làm cảnh

Cách chăm sóc cây dừa cảnh

Cây dừa cảnh khi đã phát triển ổn định sẽ tự hút nước và chất dinh dưỡng nuôi nó nhưng ở thời gian đầu cây rất cần một chế độ chăm sóc đặc biệt nhất là đối với cây công trình trồng có chiều cao từ 5 – 7 m. Việc duy trì tưới nước cho cây là rất quan trọng.

Đối với gốc cây việc tưới nước được thực hiện 1 lần/ngày.

Đối với thân và ngọn cây tùy vào vị trí trồng mà có số lần tưới nước toàn thân cây khác nhau, nếu trồng ở biển thì phải duy trì tưới thân cây 2 – 3 lần/ngày.

Đối với vị trí trồng những nơi khác thì tưới nước lên thân cây 1 – 2 lần/ngày. Nếu có thể thì sử dụng vải ba bố để quấn 1/3 thân cây, quấn từ trên quấn xuống.

Cần chăm sóc cây dừa thường xuyên

Cần chăm sóc cây dừa thường xuyên

Sau khi cây dừa đã phát triển tốt việc chăm sóc cây dừa rất đơn giản, chỉ cần duy trì việc cắt bẹ cây khô để bẹ dừa không rơi xuống bên dưới gây nguy hiểm và việc kiểm soát trái dừa không để trái dừa bị khô và rơi xuống dưới.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây dừa 

Cây dừa cảnh hay bị một bệnh là bị con đuông dừa phá hoại. Chúng sẽ xâm nhập vào cây dừa từ ngọn cây sau đó ăn hết hủ dừa, nếu bị ăn hủ dừa thì cây dừa gần như sẽ bị chết. Để trị loại sâu bệnh này thì trước tiên là phòng. Cách phòng như sau: sử dụng thuốc trị đuông dừa hoặc sâu đục thân sau đó lấy vải cuốn lại và treo trên đỉnh của cây dừa, duy trì 2 – 3 tháng thì thay thuốc mới.

Hình ảnh con đuông dừa

Hình ảnh con đuông dừa

Nếu cây đã bị thì đầu tiên sẽ có hiện tượng lá cây không được tươi đây là dấu hiệu nhận biết có thể không chính sát 100% nhưng chúng ta nên mua thuốc về để tưới gốc cây và ngọn cây để diệt loài sâu này trước khi nó ăn quá mạnh không thể cứu chữa.

Hình ảnh cây dừa đẹp

Hình ảnh cây dừa đẹp

Địa điểm bán cây dừa với giá cả cạnh tranh tại Hồ Chí Minh

Công ty cây xanh Vuoncay.vn là đơn vị cung cấp cây dừa số lượng lớn, nhỏ. Từ các công trình lớn cho đến các công trình nhỏ hoặc hộ gia đình với giá cây dừa cạnh tranh nhất khu vực. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0943.44.59.59 hoặc tham khảo bảng giá trên website của chúng tôi.