Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Cây muồng hoa đào: Đặc điểm, báo giá, chăm sóc và cách trồng
Một trong những loài cây được trồng ở đường phố được ưa thích nhất hiện nay chính là cây muồng hoa đào, với dáng cây đẹp cùng hoa nổi bật sắc hồng, loài cây này vô cùng có giá trị trong việc tăng tính thẩm mỹ cho cảnh quan. Hãy cùng công ty cây xanh tphcm vuoncay.vn tìm hiểu thêm về chúng trong bài viết lần này nhé!

1. Đặc điểm của cây muồng hoa đào
Ở nước ta, muồng hoa đào còn được gọi với nhiều tên gọi khác như muồng anh đào, cây bò cạp hồng. 

Đây là giống thực vật có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia Đông Nam Á.

Loài cây này thuộc họ đậu (Fabaceae), tên gọi khoa học là Cassia javanica. 

Khi du nhập vào Việt Nam, chúng được phổ biến rộng rãi ở các khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
1.1. Đặc điểm hình thái
Cây muồng hoa đào là loài cây thân gỗ, khi cây trưởng thành, chiều cao có thể đạt từ 10 cho đến 20 mét, đường kính thân khoảng 60cm. Phần vỏ của thân cây có màu xám nâu, khác biệt so với các loài cây thân gỗ khác là thân cây không có vết nứt của vỏ, thịt vỏ dày khoảng 6 đến 8 mm.

Cây có tán dù nhìn như chiếc ô khổng lồ, phân nhánh tương đối nhiều, các cành non có lông mọc ở phần vỏ, khi cành già đi các lông này sẽ rụng mất.

cây muồng hoa đào là dạng lá kép lông chim chẵn, các lá tương đối nhỏ và có hình bầu dục, phần đỉnh là hơi tù. Cuống lá chung dài khoảng từ 10 đến 15 cm. Lá có màu xanh mướt dễ chịu đặc trưng, chúng cũng tương đối mỏng và mịn.

Hoa của loài cây này mọc thành chùm lớn, mỗi chùm hoa có rất nhiều hoa, dài trung bình 15 cm, có khi sẽ dài hơn. Các cụm thường mọc ở đầu cành với màu hồng nổi bật, tạo cảnh giác tinh tế, nhẹ nhàng mà lại vô cùng bắt mắt. Cánh hoa mềm mịn, mỗi bông hoa có 5 cánh hoa, các hoa trong mỗi cụm hoa nằm trên cùng một cuống chung có lông, và các cánh xòe đều bằng nhau.

Mùa hoa nở là khoảng từ tháng 7 đến tháng 11, tùy vào từng vùng. Khi nở hoa, cây muồng hoa đào cho ra rất nhiều những bông hoa màu hồng xinh đẹp, nhưng chúng đều khá chóng tàn và dễ bị sâu bệnh phá hại.

Quả muồng hoa đào có dạng quả đậu hình trụ, dài khoảng 35cm, mỗi quả mang nhiều hạt trái xoan rộng có vỏ cứng ở bên trong, phần thịt quả có một mùi hôi khá khó chịu.
1.2. Đặc điểm sinh trưởng
Đây là loài cây có tốc độ tăng trưởng khá nhanh chóng. Cây muồng hoa đào có thể thích ứng tốt với nhiều loại môi trường và điều kiện sống khác nhau, đặc biệt là những nơi đất ẩm và sâu. Để cây có thể phát triển tốt nhất, bạn nên trồng cây ở những nơi đất tơi xốp, thoát nước và do là cây ưa sáng, nên muồng hoa đào cũng cần có một không gian đủ ánh sáng để sinh trưởng. 

Đây là giống cây rất được ưa chuộng để làm cây cảnh quan trên các vỉa hè, đường phố do có những đặc điểm phù hợp như hoa đẹp kèm với tán rộng, cây có rễ bám chắc vào đất và khó bị bật gốc vào mùa mưa bão. Màu sắc nhẹ nhàng của cây cũng tạo nên nét đẹp mơ mộng, lãng mạng, tăng tính thẩm mỹ cho các công trình cảnh quan.
2. Công dụng của cây muồng hoa đào
Cây muồng hoa đào là loài cây trồng công trình vì vậy, ta có thể dễ dàng bắt gặp loài cây xinh đẹp này trên vỉa hè, các nơi công cộng như công viên, khuôn viên của trường học, bệnh viện,… Giống như các loài thực vật khác, cây cũng có khả năng thanh lọc bầu khí quyển, giúp không gian sống trở nên trong lành, thoáng mát và dễ chịu.

Phần gỗ của cây có màu vàng tươi, mặc dù tỷ trọng gỗ là 0.64, thuộc nhóm gỗ tạp, dễ bị mối mọt, nhưng vẫn được ứng dụng nhiều trong chế tạo, sản xuất đồ gỗ nội thất, thủ công mỹ nghệ trong gia đình.

Theo ý nghĩa phong thủy, muồng hoa đào là loài cây hội tụ đủ tinh hoa của ngũ hành, được cho là có khả năng xua đuổi bạch quỷ, mang đến bình yên, phước lành cho gia chủ. Do đó mà loài cây này cũng vô cùng thích hợp để trồng ở trước nhà, vừa mang ý nghĩa phong thủy, vừa làm tăng thẩm mỹ cho khuôn viên nhà ở. 
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây muồng hoa đào
Để cây ra hoa rực rỡ cũng như kéo dài tuổi thọ và hạn chế sâu bệnh, bạn cũng cần tìm hiểu qua về cách trồng và chăm sóc cho loài cây này. Hãy để vuoncay.vn chia sẻ cho bạn nhé!
3.1. Kỹ thuật trồng cây
Cây muồng hoa đào thường được nhân giống bằng hạt là chủ yếu, sau khi hạt nảy mầm, người ta sẽ chăm sóc đến khi cây cao khoảng 50cm thì có thể đem ra ngoài trồng xuống đất. Để cây phát triển hiệu quả nhất thì loại đất được dùng để trồng cây phải là loại đất ẩm, dễ thoát nước.

Hố để trồng cây thường được chuẩn bị với kích thước 40 x 40 x 40 cm. Để bổ sung dưỡng chất cho đất, bạn có thể bổ sung phân bón NPK từ 100 đến 150 gram cho mỗi hố trồng, hoặc để tiết kiệm, bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ sinh học từ 1 cho đến 1,5 kg. Khi bón phân cho hố trồng xong, hãy lưu ý phủ một lớp đất lên trên bề mặt, lớp đất này nên dày từ 2 đến 3 cm là phù hợp.

Bạn cũng nên cân nhắc chiều sâu của hố trồng sao cho phù hợp với bầu đất, tốt nhất là mặt trên của bầu đất sẽ nằm gọn trong hố, thấp hơn miệng hố khoảng 1 đến 2 cm. Khi xé vỏ bầu để đem cây đi trồng, nên cẩn thận tránh làm vỡ hay biến dạng bầu đất để tránh ảnh hưởng đến rễ. Sau khi đặt cây vào hố, dùng thêm đất để vun đắp và cố định cây.
3.2. Kỹ thuật chăm sóc
Bạn nhớ phải tưới nước thường xuyên cho cây để cây mau lớn và sớm thích nghi với môi trường sống. Cây muồng hoa đào rất ưa ẩm, nên hãy luôn giữ cho đất trồng một độ ẩm phù hợp tùy thuộc vào khu vực và đặc điểm đất.

Cây có khả năng sinh trưởng rất nhanh, phát triển cành nhánh liên tục nên nhu cầu dinh dưỡng của chúng là khá cao để nuôi cây. Việc bón phân định kỳ 1 – 2 tháng/lần cho cây là vô cùng cần thiết, bạn hoàn toàn có thể sử dụng khoảng 150 – 200g phân NPK cho mỗi lần bón (đây là lượng bón cho 1 cây). Nếu như có điều kiện, bạn cũng nên kết hợp thêm phân hữu cơ để bón cho cây. Hàng năm định kỳ 6 tháng/lần bạn nên tiến hành dọn cỏ, bón phân và vun gốc để cây kéo dài tuổi thọ cũng như phát triển tốt.

Trong giai đoạn cây ra hoa, bạn cũng nên dùng thuốc bảo vệ thực vật do hoa của cây rất dễ bị sâu bệnh phá hại. Vậy nên hãy chú ý đến môi trường sống xung quanh, đảm bảo vệ sinh và hạn chế dịch bệnh. Hai loại sâu bệnh hại thường xuất hiện trên cây mà bạn cần phải chú ý: 

– Rệp sáp: Đây là loại côn trùng tấn công vào các đọt non, mầm thân, của cây bằng cách chích hút nhựa cây. Điều này làm giảm khả năng sinh trưởng, khiến cho cây bị yếu dần và có thể chết đi. Bằng mắt thường, có thể dễ dàng nhận ra những dấu hiệu cho thấy cây đã bị phá hoại như đọt non sẽ chùn lại, lá cây bị xoăn cong, nhanh chóng bị vàng và rụng. 

– Bọ phấn trắng: Chúng thường ký sinh ở trên mặt lá gây ra hiện tượng vàng và rụng lá, ảnh hưởng đến đời sống của cây do lá là bộ phận quang hợp tạo dinh dưỡng cho cây tồn tại. Để phòng trừ loài công trùng này cần phải thường xuyên vệ sinh, cắt tỉa các cành lá bị bệnh, phát quang dọn dẹp cỏ, cây bụi, dây leo ở khu vực trồng cây.

Cây muồng hoa đào rất được ưa chuộng để chọn làm loài cây xanh cảnh quan. Hy vọng thông qua những chia sẻ ở trên, vuoncay.vn đã giúp bạn biết thêm cách để chăm sóc và trồng loài cây xinh đẹp này!