Lọc
Hiển thị 3 trên 3 sản phẩm

Cây Phúc: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cây phúc, hay còn được gọi là cây phước là loại cây cảnh có dáng lá đẹp mắt và màu hoa nhã nhặn. Nhờ đó, loại cây này thường được những người yêu thích cây cối lựa chọn trồng ở sân vườn, văn phòng… hoặc trồng chậu để trang trí ngoại thất cho nhà ở. Hãy cùng vuoncay.vn tìm hiểu về loài cây này nhé!

Hình ảnh cây phúc

Xem thêm: giá cây vú sữa

1. Đặc điểm của cây phúc

Cây phúc, hay còn được nhiều người gọi là cây phước, cây hạnh phúc, cây tiền… là loài cây có nguồn gốc từ Đài Loan nhưng đã sinh trưởng và phát triển rộng khắp châu Á.

đặc điểm cây phúc

Tên khoa học của cây phúc là Garcinia Subelliptica, thuộc họ Clusiaceae (họ Măng cụt, họ Bứa).

Loài cây này chỉ mới được nhập về Việt Nam trong vài năm trở lại đây.

Xem thêm: giá cây bằng lăng

1.1. Đặc điểm thân cây

Cây phúc là một loại cây thân gỗ phát triển chậm, tuy nhiên khi trưởng thành chiều dài thân cây trung bình có thể đạt khoảng 15 đến 20m. Bán kính thân cây khoảng 6 đến 8cm.  Vỏ cây có màu nâu xám, dáng cây mọc thẳng, lá cây tạo thành vòm tựa như hình kim tự tháp nhìn rất đẹp mắt và trang nhã, phù hợp với nhiều không gian ngoại cảnh.

Thân cây phúc

1.2. Đặc điểm của rễ

Cây phúc có bộ rễ cọc vững chắc, xung quanh có nhiều chùm rễ phụ ăn sâu vào lòng đất giúp cây có thể chịu được ảnh hưởng của gió bão và sóng biển nên được trồng nhiều ở vùng ven biển Đài Loan, Philippines, Nhật Bản, quần đảo Java, Sri Lanka… để chắn gió và giữ đất, phòng chống sạt lỡ.

1.3. Đặc điểm của lá

Cây phúc là cây công trình có lá mọc theo kiểu đối xứng. Lá cây có màu xanh đậm, sáng bóng, dày phiến, dáng hình trái xoan với kích thước ở mức trung bình. Tán cây mọc dài, tỏa rộng theo dạng vòm dọc theo thân cây tạo thành hình tháp cân đối tự nhiên, hình dáng hài hòa.

Lá cây phúc

1.4. Đặc điểm hoa và quả

Cây phúc có hoa màu vàng xanh nhã nhặn, mọc thành cụm từ nách lá. Hoa nhỏ, có 5 cánh và thường nở vào mùa hè. Hoa nhìn khá lạ mắt, tạo cảm giác vừa thu hút vừa thoải mái với màu hoa trang nhã, nhẹ nhàng cho thị giác khi nhìn vào.

Hoa cây phúc

Quả cây phúc hình cầu tròn, đường kính quả khoảng 3 đến 5cm, mọc thành chùm. Vỏ ngoài của quả nhẵn bóng, có màu xanh lúc còn non và khi chín sẽ chuyển sang màu vàng hoặc cam. Trên mỗi cây thường có rất nhiều quả.

2. Ý nghĩa của cây phúc

Theo quan niệm của nhiều người, khi xuân đến, những chiếc lá mới mang màu vàng giống như màu của đồng tiền xưa, vì thế loài cây này được đặt tên là cây phúc với hy vọng mang đến tiền tài và vận may cho người trồng. Người Nhật Bản còn xem loài cây này như một biểu tượng phong thủy tốt, tượng trưng cho lộc trời ban giúp mang lại nhiều điều may mắn và hạnh phúc cho gia chủ.

Cây phúc mang nhiều ý nghĩa

Bên cạnh đó, nhờ có dáng mọc đẹp, tán cây kín đều xung quanh trông giống hình tháp mang cảm giác yên tĩnh, trang nghiêm nên nhiều môi trường tín ngưỡng châu Á như chùa, đình thường trồng cây phúc trước sân để làm cảnh như chào đón thân hữu, tín đồ.

Xem thêm: Cây kè bạc

3. Công dụng trong cảnh quan của cây phúc

Cây phúc là loại cây có thân cây cao, dáng lá hình xoan đẹp mắt, màu sắc hoa nhẹ nhàng, màu quả nổi bật và hình dáng tựa như kim tự tháp. Với những mặt lợi thế về vẻ ngoài đó cũng như ý nghĩa tốt đẹp của cây mà cây phúc được nhiều người yêu cây cối lựa chọn. Cây thường được đưa vào trồng để trang trí vào sân vườn, công viên, khu biệt thự, khu căn hộ hay khu dã ngoại, khu nghỉ dưỡng hoặc có thể ở cả khu văn phòng… Ngoài ra, người ta còn thường trồng cây trong chậu để trang trí ngoại thất cho khuôn viên nhà ở thêm trang trọng và tươi mát.

Hình ảnh cây phúc công trình

Xem thêm: cây bạch trinh biển

Ứng dụng trong thiết kế cảnh quan cây xanh đường phố: Cây phúc có dáng đứng mọc vươn thẳng và cao nên phù hợp để trồng hai bên đường ở vỉa hè hoặc ở dải phân cách trên các đại lộ. Mùi hương thơm dễ chịu cùng khả năng xử lý khí gây ô nhiễm đường phố như bụi bẩn, ống xả xe máy, xe ô tô trả lại không khí trong lành. Nhờ đó, cây giúp tạo cảm giác thư thái, dễ chịu thư giãn tinh thần cho người lưu thông trên đường.

Ứng dụng trong trang trí sân vườn: Cây phúc cỡ trung tầm 2 mét có thể trồng chậu đặt ở giữa khu vườn, làm nổi bật sắc xanh, tạo cảm giác thư giãn và gây thiện cảm cho khách đến chơi nhà rất tốt.

Ứng dụng trong trang trí nội thất: Cây phúc loại nhỏ tầm 1 – 1,2m có thể trồng trong chậu trang trí cây xanh trong nhà. Nhờ đặc tính có thể sống tốt trong môi trường thiếu nắng nên cây dù được trồng trong nhà hay văn phòng làm việc cũng có thể phát triển khá xanh tốt.

Xem thêm: cỏ lá gừng thái

4. Phương pháp trồng và chăm sóc cây phúc

Cây phúc là loại cây dễ trồng và chăm sóc. Nhờ khả năng thích nghi được với nhiều môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao, khô hạn… nên quy trình trồng và chăm sóc cây cũng tương đối đơn giản.

4.1. Phương pháp trồng cây

Cây phúc có thể được trồng hoặc nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc chiết cành. Cây thường được trồng riêng lẻ và khoảng cách giữa hai cây từ 2m – 4m là phù hợp. Cây chiếm nhiều không gian, rễ bám chặt ăn sâu nên trồng ở vị trí rộng rãi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. Tuy nhiên, cây vẫn có thể sinh trưởng ổn định trong chậu lớn. Trước khi trồng cần đào hố sâu, bón lót bên dưới phân chuồng, trồng xong nên có cọc chống đỡ.

Trồng cây phúc

Cây phúc là loại cây ưa sáng và ẩm, có khả năng chịu hạn, chịu bóng một phần. Vì thế, cây nên được trồng trong nền đất trung tính, đủ khoáng chất và có khả năng thoát nước tốt. Cây phúc thích nghi được với môi trường có nhiệt độ cao, tuy nhiên khả năng sinh trưởng và sinh sản của cây phù hợp nhất với nhiệt độ ở mức 23 – 32 độ C.

Xem thêm: cây hoa ngọc lan trắng

4.2. Phương pháp chăm sóc cây

Đất: Vì cây phúc là cây thân gỗ sống lâu năm nên khi chăm sóc cây cần môi trường đất tốt, có độ dày và giàu khoáng chất. Cây trồng ngoài vườn không cần thay đất, riêng cây trồng trong chậu nên được thay đất định kỳ hằng năm.

Nước: Cây phúc là loài ưa nước. Tưới cây mỗi ngày một lần vào lúc sáng sớm sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.

Tưới cây buổi sáng

Xem thêm: Cây cau trắng

Ánh sáng: Đối với cây trồng ngoài trời thì nguồn ánh sáng cơ bản đã tương đối tốt. Riêng cây phúc loại nhỏ trồng trong nhà trang trí cây xanh nội thất nên được đặt tại vị trí bên cửa sổ hoặc ban công nhằm đảm bảo cây nhận được đủ ánh nắng (ít nhất từ 2 – 3 tiếng mỗi ngày).

Phân bón: Có thể bón cho cây phúc tất cả những loại phân đạm hoặc phân chuồng với tỷ lệ và thời gian hợp lý, khoảng 6 tháng một lần để cây được bổ sung lượng khoáng chất cần thiết, hạn chế tình trạng suy cây hoặc cây chậm phát triển.

Trên đây là những chia sẻ của công ty cây xanh tphcm vuoncay.vn về đặc điểm cũng như phương pháp trồng và chăm sóc cây phúc. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích để bạn có thể làm phong phú thêm sắc xanh trong sân vườn nhà mình và tạo thêm không gian thư giãn thoải mái cho gia đình.