Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Cây sa kê: Cây bóng mát cây ăn quả độc đáo
Ở nước ta, cây sa kê còn được biết đến với tên gọi khác là cây bánh mì. Sa kê là một trong những loại cây được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Không chỉ mang vẻ đẹp tươi mát mà cây sa kê còn có nhiều giá trị hữu ích. Hãy cùng công ty cây xanh vuoncay.vn tham khảo ngay trong bài viết bên dưới.

1. Đặc điểm của cây sa kê
Cây sa kê – một loại cây quen thuộc đối với người Việt Nam, có tên khoa học trong tiếng Anh là Artocarpus altilis, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Loài cây này được tìm thấy lần đầu ở Malaysia và các đảo khu vực Thái Bình Dương, ngày nay, sa kê cũng được trồng rất nhiều ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh thành khu vực Nam Bộ. 
1.1. Đặc điểm hình thái
Sa kê thuộc loài cây thân gỗ lớn, khi cây trưởng thành, chiều cao thường đạt đến trung bình từ 10 cho đến 20 mét. Thân cây có nhựa màu trắng sữa tiết ra khi bị tổn thương. Cành thường tương đối mỏng và mọc ngang, tạo thành các tán lá khá dày và rộng, tạo nên bóng mát bên dưới gốc cây. 

Lá của cây sa kê có bản lớn, mỗi phiến lá thường dài từ 30 đến 50 cm, bề rộng rơi vào khoảng 10 cho đến 12 cm, chia thành 3 cho đến 9 thùy dạng đuôi chim thuôn dài. Lá có màu xanh mướt và óng ả ở mặt trên, còn mặt dưới thì tương đối nhám, chuyển vàng khi về già và rụng đi.Cuống lá tương đối to, khi rụng đi để lại sẹo trên các cành cây giống như cây đu đủ.

Hoa của sa kê khá đặc biệt, do cây sa kê là cây lưỡng tính, nên cả hoa đực và hoa cái đều mọc trên một cây. Hoa sa kê mọc thành cụm, mỗi cụm chỉ có thể là đực hoặc cái. Hoa đực có dạng hình chùy hay hình đuôi sóc, kích thước tương đối nhỏ và có màu vàng. Hoa cái có dạng hình cầu hoặc ống, hơi mập khi còn non và có màu xanh, mọc thẳng đứng và ngả sang vàng khi về già.

Quả cây sa kê là quả kép, có dạng hình quả trứng hoặc hình cầu tùy từng giống cây. Thoạt nhìn có vẻ khá giống quả mít do có gai nhọn, song lại bên trong quả lại không có múi để chứa thịt quả và hạt, chỉ có phần thịt màu trắng, chứa nhiều bột và không có hạt. Phần vỏ có màu xanh lá nhạt hoặc vàng nhạt, khi chín không ngả màu. Các quả thường mọc thành chùm trên cây, mùa thu hoạch là vào khoảng tháng 7 âm lịch, mỗi cây có thể cho đến 20kg quả sa kê vào mỗi mùa.

Rễ của cây sa kê là loại rễ cọc, cắm rất sâu xuống đất nên cây rất khó bị ngã.
1.2. Đặc điểm sinh trưởng
Khả năng sinh trưởng của cây sa kê chỉ ở mức trung bình, là loại cây ưa sáng, nhưng cũng có thể chịu bóng trong một thời gian nhất định. Cây thường khá dễ trồng và thích nghi tốt với hầu hết các loại đất trồng. Tuy nhiên, sa kê sẽ phát triển tốt nhất trong điều kiện đất ẩm, dễ thoát nước và đầy đủ dinh dưỡng, nhiệt độ từ 18 đến 35 độ C.
2. Tác dụng của cây sa kê
2.1. Tạo bóng mát
Như hầu hết những loài cây thân gỗ khác, cây sa kê có thể tạo được một khoảng bóng mát tương đối rộng lớn ở dưới gốc. Nhờ vào hệ thống cành lá dày đặc tạo nên tán rộng, khít với nhau nên ngăn chặn được ánh sáng mặt trời. Hiện nay, nhờ vào tác dụng này mà có rất nhiều người trồng cây sa kê trước sân nhà, trong vườn hay các quán đón nhiều ánh mặt trời chiếu vào.

Ngoài ra, nhờ quá trình quang hợp, cây sa kê cũng giúp thanh lọc và làm tươi mới bầu không khí nơi chúng sống, tạo nên một không gian dễ chịu và dịu mát cho con người.
2.2. Các tác dụng trong y học
Thành phần chính trong quả sa kê là nước, chiếm khoảng 70%, 25% là cacbonhidrat, 5% còn lại là các chất khoáng như kali, kẽm và vitamin. Trong y học, cả Tây Y và Đông Y, cây sa kê được xem như một vị thuốc, các bộ phận của cây đều có dược tính và có các tác động tích cực đến cơ thể con người.

Lá sa kê có tác dụng làm mát cơ thể, lợi tiểu, tiêu viêm và còn có thể trị được mụn nhọt. Nếu bạn có người thân bị vàng da do viêm gan hay phù thũng, bạn cũng có thể dùng lá sa kê để họ chữa các bệnh lý này, Ngoài ra, tro đốt từ lá sa kê còn có thể dùng như thuốc bôi ngoài, chữa được các bệnh nhiễm trùng trên da.

Vỏ cây có thể dùng để trị ghẻ lở, phần rễ còn có tác dụng giảm ho, hen hay đau răng. Rối loạn dạ dày cũng có thể được thuyên giảm nhờ vào việc dùng rễ sa kê để hỗ trợ trị bệnh.

Phần nhựa chảy ra từ thân cây được dùng như thuốc trị tiêu chảy, kiết lị hoặc các bệnh ngoài da như vảy nến, bệnh chàm.

Phần quả là phần được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất, ngoài việc có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, quả sa kê còn được biết đến là loại quả có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe:

– Quả sa kê chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa, những chất này có tác dụng kích thích các tế bào mới sinh sản và phát triển cũng như triệt tiêu đi những tế bào cũ, giúp da được phục hồi và trở nên tươi trẻ hơn. Các chất chống oxy hóa này còn có thể giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu từ ánh sáng mặt trời đến làn da của bạn.

– Có rất nhiều các tinh chất có tác dụng giảm viêm bên trong quả sa kê mà bạn có thể thu thập được nếu tinh chế loại quả này. Các chất này như bức tường bảo vệ da do có thể ức chế sự hoạt động của các enzym làm viêm da, cũng như làm đứt đoạn quá trình sản xuất oxit nitric. Quả của cây sa kê cũng chưa rất nhiều vitamin C, kích thích sản sinh collagen và tăng tính đàn hồi của da.

– Các dưỡng chất có trong quả còn có những công diệu diệu kỳ cho mái tóc của bạn. Bên cạnh việc vitamin C giúp tóc hấp thụ được nhiều chất khoáng, thì các omega-3 và omega-6 có trong quả cũng sẽ giúp giảm gãy và rụng tóc, axit béo giúp cân bằng tiết nhờn, giảm gàu ngứa ở da đầu.

– Chất kali có trong quả rất tốt cho tim mạch, giúp hạ huyết áp ở mức ổn định cũng như điều hòa nhịp tim. Chất xơ trong quả sa kê là tương đối nhiều, có thể giúp giảm cholesterol gây hại cho tim mạch cũng như cải thiện hệ tiêu hóa, làm giảm các tác hại của viêm loét dạ dày, ợ chua, ợ nóng. Chất xơ này cũng có khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường, do có thể ức chế quá trình hấp thụ glucose, hỗ trợ tuyến tụy sản xuất insulin. 
3. Cách trồng và chăm sóc cây sa kê
Bạn nên chọn loại đất trồng là đất ẩm, giàu dinh dưỡng, bạn có thể bón thêm phân để cải thiện độ màu mỡ của đất. Khi bắt đầu trồng, tốt nhất bạn nên vun mô nâng cao độ cao của đất lên khoảng 20cm.

Cây sa kê là loại cây ưa ẩm. Do vậy để cây phát triển tốt thì cần phải tưới nước đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý thoát nước cho bộ phận rễ để tránh ngập úng.

Cây sa kê có sức đề kháng tương đối tốt và kháng sâu bệnh, nên bạn chỉ cần lưu ý một số vấn đề khi trồng cây để cây được khỏe mạnh. Khi trồng cây xuống đất, bạn nên cẩn thận tránh làm tổn hại đến rễ cây, do là cây rễ cọc nên phần rễ rất quan trọng với cây. Nên loại bỏ sớm những cành lá bị khô héo hay có dấu hiệu bị sâu bệnh. Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu một cách hợp lý để cây sinh trưởng tốt và khỏe mạnh.

Cây sa kê là một loài cây hữu ích với nhiều công dụng cho đời sống con người. Hy vọng qua bài viết này, Vuoncay.vn đã giúp bạn hiểu thêm những đặc điểm và lợi ích của cây sa kê cũng như cách chăm bón để có được một vụ mùa sa kê bội thu nhất.