Cây long não: Dược liệu có mùi hương mang lại tác dụng trong y học
Trong Y học cổ truyền, cây long não là vị thuốc được sử dụng rộng rãi với công dụng chữa trị được nhiều loại bệnh khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng Vuoncay.vn tìm hiểu xem những công dụng kỳ diệu của loài cây này đối với đời sống của chúng ta nhé!
1. Giới thiệu về cây long não
Cây long não có tên khoa học là cinnamomum camphora N. et E, thuộc họ long não (lauraceae). Ở việt Nam, loài cây này còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như long não hương, mai hoa băng phiến, dã hương, chương não. Cây có nguồn gốc bắt nguồn từ Đông Á, ở nước ta, loài cây này được tìm thấy phổ biến ở nhiều tỉnh thành miền Bắc.
2. Đặc điểm của cây long não
Cây long não là loại cây thân gỗ, thuộc nhóm cây thường xanh. Khi trưởng thành, cây có thể cao trung bình từ 10 đến 15m, có trường hợp được ghi nhận lên đến 30m. Đường kính thân lúc lớn khoảng 2m, trên thân có khá nhiều cành nhưng mọc tương đối thưa, các cành đều nhẵn. Phần vỏ trên thân cây hơi thô, xuất hiện nhiều các đốm màu khi cây trưởng thành nứt nẻ trải dọc suốt dọc theo thân của cây.
Lá cây long não có màu xanh sẫm đặc trưng ở mặt trên và xanh nhạt hơn ở mặt dưới của lá. Bề mặt lá tương đối nhẵn bóng và có sáp bao phủ. Lá long não có hình bầu dục, mọc so le trên cành, khi bị vò nát, lá có một mùi hương vô cùng đặc trưng không thể lẫn được. Gân của lá nổi hẳn lên thấy rõ, hai bên có gân phụ nối, tại góc gân phụ và gân chính có một hạch tuyến nổi, bóng. Cuống lá thường dài khoảng 2,5 đến 3 cm.
Hoa cây long nổi tương đối bé, mọc đều thành chùm và tập trung nhiều nhất chủ yếu ở phần đầu cành. Hoa là hoa lưỡng tính, có màu vàng lục. Đế hoa lõm mang bộ nhụy và bao hoa xếp thành từng vòng, hoa có 3 cánh hoa trên 3 lá đài, bộ nhụy có 1 đến 2 nhụy lép và 3 vòng nhụy hữu.
Quả của cây long não thuộc loại quả mọng, đường kính quả khoảng 1cm và mọc thành từng cụm, quả có hình cầu, bên dưới có cuốn nhỏ.
3. Công dụng của cây long não trong y học
Cây long não tương đối đặc biệt, hầu hết các bộ phận của cây như lá, vỏ thân và thân đều được sử dụng. Nếu là cây có tuổi thọ trên 40 năm tuổi sẽ mang lại nguồn dược liệu chất lượng cao từ các bộ phận này. Một số cách để bào chế thuốc từ cây long não như sau:
– Bạn có thể chưng cất các cành cây, cành lá và rễ của cây để thu được long não thô. Kế đến tinh chế thêm một lần nữa để có được bột long não tinh chế, bột này cho vào khuôn sẽ thu về được các khối long não ở thể rắn mà chúng ta vẫn thường thấy trên thị trường.
– Cắt nhỏ cành, thân và rễ của cây long não và đem đi cất với nước sạch, bạn sẽ thu được tinh dầu long não với mùi hương nồng nàn đặc trưng.
– Nếu bị nhức mỏi, bạn có thể điều chế dầu xoa bóp bằng cách ngâm long não với cồn theo tỷ lệ 1:1, cồn ở đây nên dùng loại cồn 60 độ, đây sẽ là một loại dầu tuyệt vời để làm giảm cơn đau nhức của bạn.
– Bạn cũng có thể xông bằng cách nấu nước những bộ phận của loài cây này, đây là một cách giải cảm và thải độc cơ thể rất hiệu quả.
Một lưu ý nhỏ để bảo quản long não sau khi được điều chế chính là dùng các lọ kín, vì nếu để ở ngoài tiếp xúc trực tiếp với không khí, long não sẽ mất đi hương thơm đặc trưng vốn có của mình.
4. Tác dụng dược lý của long não
Với những gì đã nêu ở trên, ta dễ dàng nhận thấy cây long não có một vai trò nhất định trên nền y học bởi tác dụng dược lý mà nó có.
4.1 Y học cổ truyền
Ngoài việc được dùng làm thuốc sát trùng, tiêu viêm, kích thích, long não còn được dùng dùng dưới dạng thuốc tiêm để hồi tỉnh cơ tim, chữa trụy tim hay suy nhược, hoặc dùng uống để chữa đau bụng, làm giảm lượng phân.
Tinh dầu được chiết xuất từ cây long não có thể dùng để xoa bóp vùng ngoài thay cho long não đặc, ngoài ra trong ngành công nghiệp, tinh dầu long não còn được dùng như một loại dung môi, hoà tan nhựa, sơn, chiết safrole, cineol, chế thuốc trừ sâu.
4.2 Y học hiện đại
Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các chế phẩm từ cây long não có công dụng làm kích thích, gây hưng phấn hệ thần kinh, hỗ trợ quá trình hô hấp và tuần hoàn, khi trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn rõ tác dụng này của long não.
Long não còn gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dùng ở liều nhỏ sẽ tạo cảm giác ấm áp dễ chịu, liều cao có thể khiến buồn nôn. Long não còn có khả năng giúp kích thích cơ tim hoạt động khi đang suy yếu, công dụng này được ứng dụng rộng rãi trong y khoa.
5. Một số bài thuốc từ cây long não
5.1 Chữa đau bụng nguyên nhân do uế khí
DÙng long não kết hợp cùng với minh nhũ hương và một dược, hàm lượng mỗi vị thuốc bằng nha, tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 0,01g với nước trà. Liều thuốc này sẽ giúp bụng bạn ấm hơn và cơn đau giảm đi nhanh chóng.
5.2 Chữa lở loét do nằm lâu
Nếu như da chưa loét, bạn có thể dùng 2 g long não kết hợp 2 g não sa ngâm trong 200ml cồn 75 độ, tinctura dùng bôi vào chỗ có dấu hiệu sắp lở loét. Nếu đỡ lở loét, dùng thêm cao mềm hoàng liên tố, phối hợp với thuốc bôi ngoài.
5.3 Chữa lở ngứa hậu môn
Bạn có thể dùng 2 vị thuốc là long não và minh phàn, mỗi vị 2g kèm với 20g mang tiêu hòa với 600ml nước sôi, đợi nước bớt nóng thì dùng để ngâm mông trong khoảng 10 phút, đều đặn mỗi ngày 2 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
5.4 Chữa bệnh chàm
Chàm là căn bệnh gây khó chịu khi nó làm ngứa ngáy và lở loét da, bạn có thể ngăn chặn sự hoành hành của chúng bằng cách dùng 3g long não trộn đều với 2 miếng đậu hũ và đắp ngoài da. Kiên trì đều đặn bạn sẽ thấy vùng bị chạm được cải thiện trông thấy.
5.5 Chữa trẻ nhỏ bị ngứa và viêm loét da
Nếu em bé gặp các vấn đề về ngoài da, bạn có thể dùng long não, mè đen và hoa tiêu kết hợp với liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn và trộn thêm với vaseline để bôi vào vết thương, đây là một cách làm hiệu quả và an toàn cho trẻ nhỏ.
5.6 Chữa sâu răng, đau nhức răng
Bạn có thể dùng long não và chu sa với liều lượng bằng nhau tán đều và bôi vào răng đau để giảm cơn đau nhức.
4.7 Chữa giun kim
Một bài thuốc có thể giúp bạn tiêu diệt giun kim là tán mịn 1g long não, 6g binh lang và 3g hắc bạch sửu thành bột mịn, trộn đều. Hòa hỗn hợp này với 100ml nước sôi và dùng trước khi đi ngủ bằng cách bơm tiêm thuốc vào hậu môn liên tục trong 3 đến 5 đợt.
5.8 Chữa viêm họng
Nếu bị viêm họng, ho có đờm hay khó thở, bạn có thể cải thiện sức khỏe bằng cách dùng 1,5g long não kết hợp cùng với 7g phèn chua, tán nhỏ cùng với một ít cồn, sau đó hòa tan với nước ấm. Sau đó dùng bông tăm thoa dung dịch trực tiếp vào cổ họng, mỗi ngày khoảng 3 lần để cải thiện cơn ho và đau họng.
5.9 Chữa bệnh hôi nách
Một vấn đề nhạy cảm và gây khó chịu chính là mùi ở vùng dưới cánh tay, bạn có thể cải thiện điều này bằng cách hòa 0,4g long não cùng với nước giã từ 1 củ gừng, thoa trực tiếp vào vùng nách mỗi ngày từ 2 đến 3 lần mỗi ngày cho đến khi mùi hôi được cải thiện.
6. Những lưu ý khi sử dụng long não
Dù cho các chế phẩm được sản xuất từ cây long não có dược tính cao, cùng với khả năng điều trị được một số bệnh nhưng việc sử dụng thuốc luôn phải đi kèm một số chỉ định để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, long não cũng không ngoại lệ:
– Long não chống chỉ định không nên sử dụng với phụ nữ đang mang thai, những người bị khí hư hoặc thấp nhiệt, nếu không sẽ cực kỳ nguy hiểm do tính nóng của dược liệu này.
– Với liều lượng từ 0,5g đến 1g, khi sử dụng long não có thể gây chóng mặt, hoa mắt và đau đầu. Đồng thời, chúng cũng có thể kích thích và gây ra hiện tượng nói sảng.
– Khi sử dụng trên 2g long não có thể kích thích vỏ não và gây ra tình trạng co giật, bị suy huy hấp và nguy cơ tử vong, do đó liều lượng an toàn nhất khi dùng long não là nhỏ hơn 1g.
– Uống từ 7g đến 15g và tiêm long não trên 4g có thể gây nguy cơ tử vong cao.
– Tính chất của long não gần tương tự xạ hương. Những người dương khí nặng thì dễ động còn âm khí nặng thì dễ hao. Khi sử dụng nhiều có thể gây động dương mà hao âm.
Cây long não ngoài việc được trồng để tạo bóng mát, cải thiện bầu không khí trong lành, chúng còn được xem như một loại dược liệu quý giá trong y học. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, công ty cung cấp cây xanh Vuoncay.vn đã đem đến bạn đọc những kiến thức bổ ích về loài cây thân thuộc này.