Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Cây dầu, cây dầu rái: bán cây dầu trồng công trình chất lượng

Cây dầu hay cây dầu rái là một trong những loại cây xanh công trình được ưa chuộng nhất hiện nay. Là loại cây thân gỗ dáng đẹp, cây dầu thường được trồng nhiều để làm bóng mát, góp phần điều hòa không khí trong lành và giảm bớt khí độc hại cho sức khỏe con người. Ngoài ra, cây còn mang lại giá trị kinh tế khá cao cũng như giá trị về mặt y học. Bạn đã biết hay có kiến thức nào về loài cây này chưa, hãy cùng công ty cung cấp cây xanh Vuoncay.vn tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé !

Hình ảnh cây dầu rái

Giới thiệu chung của cây dầu

Cây dầu hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây dầu rái, cây dầu nước hay cây dầu sơn. Cây có tên khoa học là Dipterocarpus alatus Roxb, thuộc họ thực vật Dầu (Dipterocarpaceae). 

Nguồn gốc của cây dầu bắt nguồn từ các nước ở khu vực Đông Nam Á trong các khu rừng có khí hậu nóng ẩm. Một vài nước điển hình có thể kể đến như Lào, Việt Nam, Thái Lan và Campuchia. 

dầu rái

Nếu chỉ xét riêng tại nước Việt Nam, ta có thể bắt gặp sự xuất hiện của câu dầu mọc quần tụ dọc theo cùng núi phía Tây của các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và một số tỉnh khu vực Đông Nam Bộ. Và vào năm 2011, nước ta đã phát hiện một quần thể cây Dầu Rái quý hiếm được tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ở Quảng Bình.

Đặc điểm hình thái của cây dầu

Đặc điểm về lá: Cây dầu nước có tán lá hình nón và mọc tương đối dày. Lá mọc đơn hình trái xoan hoặc có hình trứng, màu xanh và mặt dưới phủ đầu lông hình sao. Kích thước lá thuôn dài từ 25 – 30cm, rộng từ 8 – 15cm. Lá kèm có kích thước tương đối lớn, dài từ 5 – 6cm, cuống dài khoảng 3 – 4cm và cảm giác tạo thành lớp búp màu đỏ trên cây. Lá nổi gân đối xứng và mỗi bên có khoảng 15 – 20 gân.

Lá cây dầu

Đặc điểm về thân: Cây dầu rái là loại cây thân gỗ lớn, chiều cao trung bình từ 40 – 50m, chiều cao dưới cành là 25 – 30m. Thân cây thẳng, tròn, dáng đẹp và có sự phân cành cao tuy nhiên có chút sần sùi và hơi, mang bản chất tư nhiên như một loại cây bình thường. Vỏ thân lúc còn non màu xám trắng, khi về già vỏ mỏng hơn, chuyển sang màu xám nâu và có nhiều vết nứt dọc thành những mảnh nhỏ. Thịt gỗ dầu rái có màu đỏ nâu nhạt. Nhờ những đặc điểm về thân như vậy mà dầu rái được xem là mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. 

Đặc điểm về hoa: Hoa thường nở vào tháng 11 và 12 hàng năm. Hoa của cây dầu có cuống rất ngắn, đôi khi cho người nhìn cảm giác không cuống, mọc thành cụm dài tầm 12cm. Mỗi bông có 5 cánh, thường mọc ở gần đầu cành, trong đó có 2 cánh đài kích thước to hơn các cánh còn lại. Nhị hoa rất đều và có màu vàng nhạt sữa.

Hoa cây dầu

Đặc điểm về quả: Quả có hình cầu và có 2 cánh đài. Khi còn non, quả có màu xanh, 2 cánh mày hồng nhạt, khi chín sẽ chuyển toàn bộ sang màu nâu. Quả cây Dầu Rái thường chín vào tháng 4 hàng năm.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây dầu

Cây thường được phân bố ở các khu vực rừng mưa ẩm nhiệt đới hoặc vùng rừng thường xanh rụng lá. Xét tại Việt Nam, cây dầu xuất hiện nhiều ở các tỉnh như Đồng Nai, Bình Thuận, Sông Bé, Tây Ninh…

Cây dầu là loại cây lúc nhỏ thì ưa bóng, đến khi cây trưởng thành lại đổi thành ưa sáng, ưa đất ẩm và sâu như đất phù sa cổ, đất feralit, đất xám,…

cây dầu

Cây có tốc độ phát triển và sinh trưởng khá chậm, rất thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta. Tuy nhiên cây có khả năng chịu ngập úng kém. 

Cây có thể tái sinh bằng chồi nhưng tỉ lệ sống không cao.

Giá trị, ứng dụng của cây dầu

Lấy gỗ

Như đã trình bày ở trên, cây dầu rái là loại cây thân gỗ dáng đẹp. Gỗ của cây được nhóm gỗ V trong bảng phân loại các lại gỗ Việt Nam. Đây là một nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình, được dùng phổ biến trong xây dựng và sản xuất đồ dùng nội thất. Cây được xếp chung nhóm với các loài cây gỗ quý khác như Dải Ngựa, Bời Lời Giấy, Cồng Chìm, Chò Long, Ca bu, Bản Xe,….

Một vài ưu điểm nổi bật về thân gỗ của cây:

  • Độ bền của gỗ rất cao, đặc biệt gỗ sẽ rất bền sau khi tiếp xúc vơi nước nên sau một thời gian sử dụng, chúng ta không phải lo về những lỗ mọt nữa. 
  • Gỗ của cây rất dễ thi công, nên đây cũng là một lợi thế để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, vật dụng với thời gian nhanh hơn và hiệu suất tốt hơn. Đặc biệt giá thành gỗ vô cùng phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình.
  • Thịt gỗ màu nâu, rất phù hợp với những người ưa chuộng phong cách đơn giản, mộc mạc và mang chút hơi cổ xưa. 

Cây dầu lấy gỗ

Nguyên liệu cho ngành sơn

Chất dầu nhựa từ gỗ cây được ứng dụng trong nền công nghệ sản xuất sơn và mực in. 

Loại nhựa này có mùi gần giống với mùi giấm, chứa tới 79,1% tinh dầu, còn lại là nhựa. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là các sesquiterpene, gồm: α-gurjunene (30,31%), isoleren (13,69%), alloaromadendrene (3,28%), γ-gurjunene (3,14%), β-caryophyllene (3.14%) và spathulenol (1,11%).

Tạo bóng mát

Cây dầu là một trong những cây cho bóng mát được trồng nhiều ở các khu vực công trình, trường học, khu dân cư, khô đô thị để giúp tạo bóng mát, điều hòa không khí, giảm bớt những căng thẳng nắng nóng cực độ của những ngày thời tiết khắc nghiệt. Thân cây cao, tán lá rộng, dễ chăm sóc nên phần nào cũng giúp cây dễ sinh trưởng và phát triển hơn.

Cây dầu tạo bóng mát

Phủ xanh đồi trọc

Nhờ thân cây cao lớn và bộ rễ cọc ăn sâu vào lòng đất, dầu rái được người dân ứng dụng trồng vào các khu đất trống đồi trọc, một phần giúp góp phần phủ xanh đồi trọc; mặt khác giúp cây giữ đất giúp chống sạc lỡ vào những mùa lũ nặng, giảm được hiện tượng xói mòn và giúp giảm được phần nào những thiệt hại do bão lũ gây ra.

Chữa bệnh 

Tác dụng y học của nhựa cây Dầu Rái là dùng để chữa viêm niệu đạo, viêm cuống phổi, bệnh lậu, chống viêm cho các vết thương, vết lở loét. Các nhà khoa học đều đánh giá rất cao khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn và làm dịu của loại nhựa này.

Ngoài nhựa thì vỏ, lá và hoa Dầu Rái đều có thể làm dược liệu, hỗ trợ điều trị một số bệnh như: viêm gan, thấp khớp, bệnh lậu,….

Cách chăm sóc cây dầu

  • Chế độ tưới nước: Dầu rái là loại cây ưa ẩm nên khi mới trồng cây, nên tưới 1 ngày 1- 2 lần vào sáng sớm và chiều tối cho cây. Khi cây đã phát triển tương đối ổn định thì giảm tần suất tưới, chỉ cần 2 – 3 lần/tuần là vừa đủ. Khi tưới cho cây, cần lưu ý tưới đều và chậm, tránh để cây bị ngạt và úng do khả năng chịu úng của cây kém. Đến giai đoạn trưởng thành thì không cần tưới nước nữa, chỉ cần nước mưa thì cây vẫn có thể sinh trưởng tốt.
  • Khí hậu: Cây dầu nước ưa sáng nên chọn những vị trí trồng mà đón được nhiều ánh sáng mặt trời, trồng với mật độ hợp lý để tạo độ thoáng cho cây quang hợp. Giai đoạn cây dưới 1 năm tuổi, cần phải che bóng khoảng 50%, không để cây dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.
  • Chế độ bón phân: Năm đầu người trồng nên chú trọng bón phân theo định kỳ 2 -3 tháng cho cây, có thể bón phân NPK hòa với nước. Từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm sẽ thực hiện chăm sóc định kỳ 2 lần, bao gồm dọn cỏ, dây leo, vun xới và bón phân. Kết hợp phân NPK với phân chuồng ủ hoai hoặc hữu cơ vi sinh. Ngoài ra cũng cần lưu ý phòng trừ sâu hại cho cây thường xuyên và định kỳ để cây có điều kiện sinh trưởng tốt nhất.

Cách chăm sóc cây dầu nhanh lớn

Mong là các thông tin mà Vuoncay.vn cung cấp ở trên sẽ giúp bạn phần nào có thêm những kiến thức về cây dầu nhé !