Danh Mục Sản Phẩm
- Cây Công Trình 135
- Các Loại Cỏ Kiểng 1
- Cây Bóng Mát 12
- Cây Bàng Đài Loan 2
- Cây Bàng Đài Loan Cẩm Thạch 0
- Cây Bằng Lăng 2
- Cây Chuông Vàng 0
- Cây Dầu 0
- Cây Giáng Hương 2
- Cây Hoa Ngọc Lan Trắng 1
- Cây Hoa Sứ 0
- Cây Hoàng Nam 0
- Cây Kèn Hồng 0
- Cây Lát Hoa 0
- Cây Liễu Rũ 0
- Cây Lim Xẹt 0
- Cây Long Não 0
- Cây Me Tây 0
- Cây Móng Bò 0
- Cây Muồng Hoa Đào 0
- Cây Muồng Hoa Vàng 0
- Cây Osaka Đỏ 0
- Cây Phi Lao 0
- Cây Phúc 3
- Cây Phượng 0
- Cây Sa Kê 0
- Cây Si 0
- Cây Sò Đo Cam 0
- Cây Tùng Bách Tán 2
- Cây Xà Cừ 0
- Cây Xanh 0
- Cây Dây Leo 2
- Cây Họ Cau Dừa 30
- Cây Hoa Kiểng và Cây Trồng Viền 83
- Cây Hoa Kiểng và Cây Trồng Viền 0
- Cây Trồng Sân Vườn 107
- Cây Trồng Trong Nhà 49
- Chưa phân loại 0
- Vật Tư Nông Nghiệp 0
Những điều cần biết trước khi mua trồng cây sò đo cam
Cây sò đo cam – một loài cây với cái tên khá lạ lẫm, nên nếu chỉ nghe qua tên loài cây này mà chưa được nhìn thấy tận mắt, bạn sẽ rất dễ quên chúng và không có ấn tượng. Nhưng chỉ cần nhìn thấy loài cây này ngoài đời thực, bạn sẽ khó thể nào quên đi được hình ảnh mỹ miều của chúng, những bông hoa sắc đỏ cam cùng hòa lẫn với màu xanh của những tán lá rộng tạo một hình ảnh tươi đẹp đi vào lòng người.
1. Đặc điểm của cây sò đo cam
Cây sò đo cam, hay còn được gọi với những danh xưng khác như cây chuông đỏ, cây đỉnh phượng hoàng là một loài cây có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới ở châu Phi.
Tên tiếng Anh của cây là African tulip tree, Fountain tree., tên khoa học là Spathodea campanulata, thuộc họ Núc nắc ( Bignoniaceae ).
1.1. Đặc điểm hình thái
Cây sò đo cam thuộc loài cây thân gỗ, cây cao và đứng, chiều cao trung bình của cây khi trưởng thành là khoảng từ 10 cho đến tận 20m. Vỏ của cây tương đối nhẵn, sò không nhám tay và có màu xám nâu. Mỗi cây đều mọc ra nhiều cành và nhánh cao, chủ yếu tập trung nhiều ở phần ngọn cây, tán cây xòe rộng, tạo nên bóng mát ở dưới mặt đất nơi gốc cây.
Lá cây sò đo là dạng lá kép, phát triển và mọc đối xứng qua cuống lá chung, hình kép lông chim 1 lần. Mỗi lá thông thường sẽ có khoảng từ 9 đến 10 lá chét nhỏ gần như không có cuống, các lá chét cũng mọc đối xứng nhau. Lá cây có dạng hình bầu dục màu xanh đặc trưng tươi mát, tương đối nhẵn, các lá non có lớp lông mỏng mịn trên bề mặt, khi già sẽ giảm bớt và mất đi. Cuống lá cũng có lông và tương đối cứng.
Hoa sò đo cam khá lớn, chúng mọc thành các cụm tương đối ngắn và dày ở đỉnh cành, chúng có dạng ống rộng hơi cong nhẹ và chia thành nhiều thùy. Hoa có màu vàng đậm hay màu đỏ cam xếp sát nhau, mọc thẳng đứng, hoa sau khi nở thì rất lâu mới tàn. hình dáng hoa được ví nhìn như hình ngọn lửa, khi nở rất rực rỡ và làm bừng sáng cả góc trời.
Cây sò đo cam có thể tạo quả, quả của cây có dạng hình bầu dục và mọc thẳng đứng lên trên, dạng quả nang, dài trung bình khoảng 20cm, rộng 3-5 cm. Bên trong mỗi quả có nhiều hạt có cạnh, có thể phát tán để sinh trưởng như hạt của cây bằng lăng nhưng do cánh của hạt sò đo cam mỏng dính theo trái nên thường hạt sò đo cam chỉ bay được khoảng không quá 10m.
1.2. Đặc điểm sinh trưởng
Cây sò đo cam có tốc độ tăng trưởng và sinh sản tương đối nhanh, là giống cây ưa sáng và thích độ ẩm. Ở trên hầu hết các loại đất, cây đều phát triển được tốt, nhưng dĩ nhiên là sẽ phát triển tốt nhất cũng như khỏe mạnh nhất đối với loại đất trồng nhiều dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Đất mặn và vùng hạn là những kẻ thù của loài cây này, cây sẽ dễ dàng chết đi khi sinh trưởng ở những khu vực có điều kiện sống như vậy.
Cây sò đo cam là loài cây phân tán hạt nhờ gió, dù có hoa quanh năm, nhưng thời gian mà hoa rực rỡ nhất là vào giai đoạn từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, đây cũng là thời điểm đậu quả sò đo cam. Cây thường có sức đề kháng tốt, chống chịu được sâu bệnh cũng như các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm,…
2. Tác dụng của cây sò đo cam
Hoa của cây sò đo cam có màu sắc sặc sỡ, tươi tắn, trông rất thẩm mỹ và lại có thêm tán lá rộng mang đến bóng mát nên thường được lựa chọn làm cây trồng công trình, cây bóng mát ở những khu vực như công viên, sân vườn, trường học, bệnh viện,… Ngoài ra, cây cũng thường được nhìn thấy trồng trên vỉa hè, mang đến bóng mát và điều hòa không khí nhờ vào quá trình quang hợp của cây.
Ngoài việc mang lại cảnh quan hay tăng tính thẩm mỹ cho không gian mà nó sống, dược tính đến từ một số bộ phận của cây sò đo cam còn có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe con người. Có rất nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng điều này vào các bài thuốc y học cổ truyền của họ:
– Vỏ và lá của loài cây này được dùng như một loại thuốc sát trùng và làm lành cho các vết thương ngoài da, nó cũng có tác dụng trị bỏng và còn là thành phần trong một loại thức uống độc đáo của người dân Ghana.
– Lá và hoa sò đo cam có tính kháng khuẩn, có thể ứng dụng để điều trị một số bệnh như bệnh sốt rét và một số bệnh khác.
– Theo thầy thuốc – nhà thực vật học Phạm Hoàng Hồ, thì việc dùng vỏ cây sắc lấy nước để uống có thể dùng để trị lở loét dạ dày và viêm đường tiết niệu.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sò đo cam
Loài cây này được nhân giống bằng hạt, tùy từng khu vực mà có thời gian gieo trồng hạt khác nhau để có được cây trưởng thành khỏe mạnh nhất, nhưng thời điểm tốt nhất để gieo trồng là vào mùa mưa ở các tỉnh miền Nam và miền Trung nước ta, còn đối với khu vực phía Bắc, mùa xuân sẽ là lúc thích hợp nhất cho việc gieo trồng.
3.1. Kỹ thuật trồng
Loại đất dùng để trồng cây là đất tơi xốp, hơi ẩm nhưng cần có khả năng thoát nước tốt. Hố dùng để trồng hạt nên được đối trước tối thiểu m=1 tháng trước khi trồng để tiêu diệt các mầm mống sâu bệnh có trong đất. Bạn nên trộn vào mỗi hố khoảng 100 đến 300 gram phân NPK để bổ sung dưỡng chất cho đất.
Khi mau cây giống về để trồng, bạn nên nhẹ nhàng xé bỏ phần màng bọc quanh bầu đất để lấy cây đem trồng vào hố mà bạn đã đào sẵn, hãy thật cẩn thận để phần đất bao quanh rễ cây không bị vỡ ra. Sau đó hãy cho thêm đất vào để nén chặt cây, giữ cây vững và không bị ngã, bạn có thể dùng cọc hay trụ để cố định cây. Nhớ bổ sung nước ngay sau khi trồng cây.
3.2. Cách chăm sóc
Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây tương đối nhanh chóng, bạn sẽ không cần phải tốn quá nhiều công chăm sóc, cây cũng rất ít khi bị sâu bệnh phá hại. Nhưng để cây thật sự khỏe mạnh và phát triển tươi tốt, bạn cũng cần có một số lưu ý nhỏ trong quá trình chăm sóc cây.
– Cần thường xuyên tưới nước cho cây tránh để cây bị thiếu nước dẫn đến khô héo hoặc chết. Do cây sò đo khá thích ẩm, nên hãy đảm bảo có một chế độ tưới nước hợp lý cho cây luôn khỏe mạnh và tươi tốt.
– Gió bão là kẻ thù số một của loài cây này do phần rễ cây tương đối yếu nên bạn cần phải thường xuyên vun xới và làm đất quanh gốc cây, đặc biệt là vào mùa mưa bão để tránh trường hợp cây bị bật gốc. Cần cắt tỉa những cành khô, mục tránh làm gãy gây tai nạn.
Trên đây là những chia sẻ của công ty cây xanh Vườn Cây về loài cây sò đo cam xinh đẹp, hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu thêm những đặc điểm cũng như cách nuôi trồng loài cây này.