Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Cây xà cừ: đặc điểm, tác dụng, cách trồng và chăm sóc cây
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp xà cừ ở bất cứ nơi nào trên đất nước chúng ta, đặc biệt là ở vùng đồi núi, nơi trồng rừng phòng hộ. Cây xà cừ mang đến nhiều lợi ích từ kinh tế, môi trường cho đến tác dụng y học. Trong bài viết này, công ty cây xanh Vuoncay.vn sẽ mang đến cho bạn những thông tin thú vị về loài cây quen thuộc này.

Hình ảnh cây xà cừ
Đặc điểm của cây xà cừ
Cây xà cừ có mọc tự nhiên được tìm thấy nhiều ở các quốc gia châu Phi như Sudan, Cộng hòa Trung Phi và ngay ở Việt nam, chúng ta cũng dễ tìm gặp loài cây này. Tên khoa học của cây xà cừ là “Khaya senegalensis”, thuộc họ Xoan (Meliaceae), ở nước ta, loài cây này còn được gọi là cây sọ khỉ ở nhiều nơi.
Đặc điểm hình thái của cây xà cừ
Cây xà cừ là loài cây công trình thân gỗ, cây trưởng thành có thể đạt đến chiều cao trung bình từ 25 cho đến 40 mét, đường kính trung bình rơi vào khoảng từ 1 đến 2 mét, cây xanh tốt quanh năm, tán lá rậm rạp với nhiều cành, các cành khi còn non có xu hướng rũ xuống phía dưới. Thân cây tương đối cứng với nhiều nhánh và cành lớn mọc ra từ thân, một trong những đặc trưng cơ bản của thực vật thân gỗ, có nhiều các lớp gỗ xếp chồng lên nhau trong thân. Lớp vỏ ở phía ngoài cùng có màu xám đen và sần sùi, dạng các chiếc vảy hình tròn, bầu dục, khi lâu ngày chúng sẽ rụng và rơi ra khỏi thân chính, lớp gỗ còn loại phía bên trong cây có màu đỏ hồng.

Cây xà cừ là cây thân gỗ

Lá của cây xà cừ có màu xanh bóng đặc trưng, mọc đối nhau trên từng nhánh, lá thuộc dạng kép hình lông chim đi kèm cùng với cuống lá dài. Vào mùa nắng, nghĩa là từ tháng 4 đến tháng 6 là thời gian hoa cây xà cừ nở, hoa có màu trắng nở thành từng cụm, các chùm hoa riêng biệt được kết hợp tạo thành bởi các cánh hoa nhỏ có 4 cánh đính với nhau.

Quả của cây xà cừ thuộc dạng quả nang, khi chín sẽ tách ra thành các mảnh, vỏ quả cứng và có màu nâu xám. Vào tháng 9 hoặc 10 là thời gian quả của loài cây này sẽ chín
Đặc điểm sinh thái của cây xà cừ
Cây xà cừ thuộc loài cây ưa sáng, tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh và rất dễ trồng,  hạt nảy mầm rất khoẻ, khả năng tái sinh hạt và chồi đều mạnh. Sức sống của xà cừ rất mạnh mẽ, có thể phát triển tốt trên hầu hết các loại địa hình, mọi loại đất, và vô cùng phù hợp với nền đất cát đặc trưng của vùng ven biển miền trung Việt Nam, do khả năng chịu hạn và gió bão của cây xà cừ rất tốt. Ngoài ra, cây xà cừ còn có khả năng đề kháng và chống chọi lại với sâu bệnh vô cùng tuyệt vời. 

Cây xà cừ ưa nắng
Công dụng của cây xà cừ
Tạo cảnh quan xanh mát
Cây xà cừ là loài cây dễ dàng tìm gặp được trên đường phố, chúng được ưa chuộng để lựa chọn trong các công trình thi công cảnh quan, tạo bóng mát ở những nơi công cộng như vỉa hè và công viên. Như hầu hết các loại cây cảnh khác, cây xà cừ cũng tạo ra bầu không khí trong lành, giúp thanh lọc không khí và tạo một môi trường sống tốt hơn.

Cây xà cừ giúp tạo bóng mát
Chế tác sản phẩm đồ gỗ
Bên cạnh đó, cây xà cừ còn mang đến nhiều công dụng bất ngờ khác. Gỗ từ cây xà cừ được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, chế tác tàu thuyền và các đồ mộc thô dày khác, do đặc tính không bị mối mọt đục khoét. Hiện nay ở nước ta, xu hướng chế tác đồ gỗ từ cây xà cừ ngày một được ưa chuộng và nhân rộng mô hình, do vậy mà ngày càng có nhiều người lựa chọn canh tác loài cây này để làm kinh tế.

 
Tác dụng trong y học
Ngoài tác dụng như một cây xanh cảnh quang thông thường hay làm nguyên liệu để sản xuất đồ gỗ, xà cừ còn có thể chữa một số các bệnh dân gian, đã có rất nhiều các bài thuốc trong đông y ghi nhận điều này. Một số bệnh chữa sử dụng từ cây xà cừ như:

–  Vỏ xà cừ được ứng dụng trong các bài thuốc chữa bệnh ghẻ, thông qua việc đun sôi và dùng nước tắm được nấu từ vỏ cây xà cừ có thể chữa được bệnh ghẻ. Để đạt được hiểu quả tốt nhất, bạn cũng nên lưu ý đến liều lượng sao cho phù hợp giữa trẻ em và người lớn, do tùy thuộc vào độ tuổi và cơ địa mà ảnh hưởng đến việc dùng nhiều hay ít vỏ của cây xà cừ để nấu.

Cây xà cừ có tác dụng về mặt y học

– Nếu như phần vỏ ngoài dùng để nấu nước trị ghẻ, thì phần vỏ màu vàng ở phía trong được xem như một liều thuốc dân gian trị bệnh ho. Bạn có thể dùng phần vỏ này kết hợp ngâm chung với quất và mật ong để dứt điểm cơn ho vô cùng hiệu quả.

– Không chỉ riêng phần thân, lá xà cừ cũng có tác dụng trong y học. Phần lá non của cây xà cừ có thể chữa được các vấn đề như sưng, viêm, đau, nhức do các vết thương gây ra. Bằng cách kết hợp giả và ngâm lá non kết hợp cùng rượu và đắp lên vùng bị viêm, sưng, bạn sẽ nhìn thấy hiệu quả rõ rệt trong việc giảm đau của chúng.

– Ngoài ra hoa và quả của cây xà cừ cũng được ứng dụng trong đời sống. Một số quốc gia ở châu Phi dùng hoa của loài cây này để đun nước tắm. Hạt của cây được chế biến bằng phương pháp ép lấy dầu sử dụng trong dầu đánh cá khá hiệu quả, thậm chí là áp dụng cho phương pháp chế biến dầu ăn.
Cách trồng và chăm sóc cây xà cừ
Chọn giống cây
Nếu bạn lựa chọn trồng cây xà cừ bằng hạt thì độ tuổi từ cây mẹ phù hợp nhất là khoảng trên 16 năm. Cây được chọn để lấy hạt cũng phải khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, có sức đề kháng với sâu bệnh cũng như thân dáng cây thẳng, đẹp. Hạt được lựa chọn phải là hạt từ quả đã chín. Nếu chọn từ cây giống bạn nên chọn cây thẳng, lá không sâu bệnh, xanh mướt để đảm bảo khi phát triển cũng được khỏe mạnh.

Chọn giống cây xà cừ tốt

Có rất nhiều thời gian trong năm để bạn có thể bắt đầu trồng cây xà cừ. Thông thường, thời điểm tốt nhất là đâu vào mùa mưa. Mật độ rơi vào khoảng 625 cây/ha, cây cách cây 4 đến 5m, hàng cách hàng 3,5m, đây là thông số tốt nhất để bạn có một vườn xà cừ khỏe mạnh.
Chọn đất và hố trồng
Sau khi đã lựa chọn được giống cây tốt, điều kế tiếp bạn cần làm chính là chọn đất cũng như hố trồng. Mặc dù cây xà cừ tương đối dễ trồng và không kén đất, nhưng để đảm bảo cây có thể sinh trưởng trong điều kiện thuận lợi nhất, bạn nên lựa chọn loại đất tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Hồ trồng nên được đào theo kích thước 40x40x40 cm, chuẩn bị trước khi trồng khoảng 9 ngày để cây có thể dễ dàng hấp thụ được dinh dưỡng trong đất.

Cần chuẩn bị đất đạt chuẩn là kỹ thuật trồng cây ăn quả cần chú ý

Nếu bạn lựa chọn cách trồng bằng hạt, thì bạn phải ngâm hạt khoảng 1 tiếng, sau đó ủ bằng khăn ẩm nơi thoáng mát để kích hạt nảy mầm dễ hơn. Sau khoảng 4 ngày thì hạt sẽ bắt đầu nứt ra và để lộ mầm, đây là lúc bạn sẽ đưa hạt vào trong ô bầu hoặc túi bầu. Chăm sóc cho đến khi cây cao khoảng 50 đến 60 cm thì có thể đem trồng ở hố trồng.
Cách chăm sóc cây xà cừ
Xà cừ không phải là loài cây quá háo nước, nên khi chăm sóc cây xanh hay cụ thể là tưới cần lưu ý khi cây còn non nên tưới 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và chiều, khi cây đã cứng cáp thì giảm xuống mỗi ngày 1 lần.

Về ánh sáng nên chọn nơi có nhiều ánh sáng để cây sinh trưởng tốt nhất, nhiệt độ rơi vào khoảng từ 25 đến 35 độ C, độ ẩm nên duy trì ở mức 60-80%, khoảng 6 độ pH là phù hợp  nhất cho cây.

Tưới cây trong nhà giúp cây mau lớn

Mặc dù là cây thân gỗ ít bị bệnh hại, những vẫn có một số loài sâu hại đặc biệt có thể làm hại cây xà cừ, bạn nên quan sát và theo dõi kỹ khi cây còn non để kịp thời xử trí.

Xà cừ là loài cây phổ biến ở nước ta với những giá trị và công dụng vô cùng tuyệt vời, hy vọng qua bài viết này, Vuoncay.vn đã chia sẻ với bạn những điều thú vị về loài cây thân thuộc này.