Giống vú sữa mica có sức hút rất lớn trong thị trường trái cây ở nước ta. Với những đặc điểm nổi trội, vú sữa mica hứa hẹn là loại cây ăn trái được đầu tư xuất khẩu ra nước ngoài.
Nguồn gốc giống cây vú sữa mica
Cây vú sữa mica hay còn gọi là vú sữa tím có xuất xứ từ huyện Hương Sơn, tỉnh Bến Tre. Giống vú sữa mica có được là do sự đột biến gen của cây vú sữa thường. Với ưu điểm là cho trái sớm và lớn nhanh nên vú sữa mica được nhiều người nông dân nhân giống và đem đi bán.
Đặc điểm của cây vú sữa mica
Khác với các loại vú sữa thường, vú sữa mica khi chín không còn mủ, vỏ mỏng, phần thịt dày, hạt không có bao và có vị ngọt thanh hơn. Với các loai vú sữa khác như vú sữa lò rèn, vs sữa bơ, khi chín quả vẫn còn nhiều mủ, khi ăn mủ sẽ dính vào môi gây cảm giác khó chịu, có vị chát nhẹ.
Với những loại vú sữa khác, thông thường trước khi ăn ta phải nắn cho quả thật mềm mới có thể ăn được. Nhưng với giống vú sữa mica thì vỏ mỏng, thịt giòn ngon và ngọt hơn.
Cây vú sữa mica cho trái chỉ sau 2 năm trồng bằng phương pháp chiết cành. Khi trưởng thành, cây cao khoảng từ 2m – 20m. Cây lớn rất nhanh, cho nhiều trái. Tỉ lệ đậu trái lên đến 98% và không cần can thiệp để cây ra hoa.
Cây vú sữa mica cho ra rất nhiều hoa, năm đầu mới bói cây có thể đạt đến 40 – 50 quả. Nếu chăm cây đủ tiêu chuẩn và dinh dưỡng cây sẽ cho ra hàng trám quả khi trưởng thành. Quả có trọng lượng lớn, có quả nặng đến 1kg, to hơn nhiều so với các loại vú sữa thông thường.
Cách trồng cây vú sữa mica
Tuy là loại cây dễ trồng, cho năng suất cao, nhưng phải trồng và chăm sóc như thế nào thì cây mới nhanh lớn và năng suất lớn, chất lượng cao thì bạn không nên bỏ lỡ qua mục cách trồng cây vú sữa mica dưới đây.
Điều kiện nhiệt độ trồng vú sữa mica
Vùng khí hậu lý tưởng để trồng cây vú sữa mica là vùng khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp là khoảng từ 22-35 độ C. Cây chỉ có thể ra hoa khi trồng ở những nơi có khí hậu 2 mùa rõ rệt. Ngoài ra, cây không chịu được gió lớn bởi rễ nông và tán cây lại quá dày.
Lựa chọn giống cây vú sữa mica như thế nào mới đúng
- Với phương pháp chiết cành: Bạn nên chọn những cây cho năng suất cao, chất lượng tốt không bị sâu bệnh, đang ở độ tuổi từ 6 – 10 năm. Sau đó, bạn chọn các cành bánh khoẻ mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh. Cành phải nằm ngang và hoa hoá gỗ. Tuyệt đối không dùng cành vượt để chiết.
- Với phương pháp ghép: Có nhiều phương pháp ghép nhưng bạn có thể dùng phương pháp phổ biến là ghép mắt và ghép trẹo bầu.
Kỹ thuật trồng cây vú sữa mica
Bước 1: Thiết kế vườn
- Đào mương, lên líp. Nếu trồng ở khu vực đất ruộng yêu cầu mương sâu 1 – 1.5m, líp phải rộng từ 7 – 10m.
- Bố trí hệ thống tưới tiêu để có thể chủ động nguồn nước.
- Vú sữa mica có đặc điểm rễ nông, không chịu được gió lớn nên chúng ta phải trồng hàng cây chắn gió. Không chỉ có tác dụng chắn gió, hàng cây này còn có tác dụng giữ ẩm, giúp cây quang hợp tốt, thu phấn và ra trái cũng tốt hơn.
Bước 2: Chuẩn bị đất: Bạn có thể dùng đất mặn ruộng, đất vườn hay đất bùn ao và xử lý bằng cách nhau khoảng từ 1 – 1.5 kg vôi trên mô và phơi từ 15 – 30 ngày trước khi trồng.
Bước 3: Chuẩn bị mô: Đường kính mô yêu cầu từ 0.8 – 1m, chiều cao từ 0.4 – 0.7m.
Bước 4: Trồng cây: Đặt cây thẳng đứng, ngang với mô đất sau đó tiến hành cắt bỏ vỏ bầu và lấp đầy đất. Giai đoạn đầu, chúng ta nên hạn chế ánh sáng trực tiếp của mặt trời bằng cách tạo bóng râm cho cây trong 1 – 2 năm đầu.
Nhiệt độ cap sẽ làm ảnh hưởng tới rễ của vú sữa mica vì vậy bạn nên tủ gốc cho cây và lúc tủ thì cách gốc từ 30 – 50cm.
Xem thêm: Vú sữa hoàng kim
Cách chăm sóc cây vú sữa mica
Cây vú sữa mica là loài cây chịu mặn rất tốt, nhưng bạn cần tưới đủ nước vào mùa khô, thời kỳ đậu quả và ngay trước khi quả chín. Tưới nước sẽ làm cây ra hoa và đậu quả cùng một lúc, đặc biệt sau thời kỳ hạn hán.
Giai đoạn cây con: Đây là giai đoạn cây cần tưới nước đầy đủ. Mật độ tưới hàng ngày vào mùa hè khoảng 3-5 lần, mỗi cây tưới khoảng 20 – 30 lít nước. Điều này giúp làm giảm tỉ lệ thương vong của cây và cho phép cây phát triển tốt trong ba năm đầu tiên. Giai đoạn ra hoa đậu quả: nên tưới nước thường xuyên với mật độ khoảng 2 – 3 lần một ngày.
Phân bón: Bón phân cho vú sữa Mica chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn ra rễ: Khoảng một năm sau khi trồng, bón phân mỗi tháng một lần với 20 lít nước và 20-30 g DAP. Khi cây được 1-3 tuổi, bón thúc với lượng 1-2 kg phân Ure DAP NPK (20-20-15) pha theo tỷ lệ 1:1:1. Các lần bón được chia thành giai đoạn, mỗi khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng.
Khi cây đã trưởng thành và cho trái ổn định, lúc này ta bón phân 4 lần cho giai đoạn xử lý ra hoa, đậu quả, nuôi quả và trước khi thu hoạch tầm 1-2 tháng.
Lần 1: Xử lý ra hoa: Bón 5-10kg vôi bột ngay sau khi thu hoạch vụ trước. Sau khoảng 10-15 ngày bón lót hỗn hợp 20 kg phân hữu cơ và 3 kg NPK (20-20-15).
Lần 2: Đối với đường kính trái 1 cm: Nhà vườn bón 1-2 kg urê và 1-2 kg DAP/cây.
Lần 3: Nếu đường kính trái 3 cm: Bón 2-3 kg NPK 20-20-15 1-2 kg KCl/cây.
Lần 4 : Trước thu hoạch 1-2 tháng: Bón 1-2 kg NPK 1-2 kg KCl/cây. Khoảng thời gian giữa mỗi lần bón là khoảng hai tháng.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây vú sữa mica. Hy vọng đã mang đến những thông tin cần thiết cho quý khách hàng. Nếu bạn có nhu cầu mua cây vú sữa mica liên hệ ngay với Vườn Cây để được tư vấn nhanh nhất.