Một số loài cây thảo mộc làm gia vị nên có trong nhà bếp

một số loài cây thảo mộc làm gia vị
Mục lục

Trong nên ẩm thực cả phương Đông lẫn phương Tây, các món ăn thường được kết hợp cùng một số loài cây thảo mộc làm gia vị khác nhau để gia tăng hương vị thơm ngon của món ăn. Bài viết dưới đây,công ty cung cấp cây xanh Vuoncay.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu một số loài cây thảo mộc làm gia vị nấu ăn thường dùng trong món Âu.

1. Húng tây (Basil) – Thảo mộc làm gia vị không thể thiếu

Húng tây hay còn gọi là basil là một loài cây thảo mộc thơm phổ biến trong nhánh bạc hà, loại thảo mộc này có vị cay cay hăng hăng rồi ngọt hậu với hương thơm giống hoa hồi nhưng có phần the hơn.

Có hơn 60 loại basil khác nhau trên thế giới, với hương vị từ cay nhẹ đến ngọt, mỗi loại có một hương vị rất đặc trưng.

Húng tây một số loài cây thảo mộc làm gia vị
Hình ảnh cây Húng tây

Công dụng:

  • Húng tây mang đến nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin K, vốn cần thiết cho việc đông máu.
  • Bên cạnh đó húng tây cũng cung cấp vitamin A, chứa beta-carotenes, chất chống oxy hóa mạnh mẽ bảo vệ các tế bào lót một số cấu trúc cơ thể, bao gồm các mạch máu. Điều này giúp ngăn ngừa cholesterol trong máu khỏi bị oxy hóa, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.
  • Ngoài ra, húng tây cũng chứa nhiều khoáng chất khác như gồm sắt, canxi, mangan, magiê, vitamin C và kali. Loại thảo mộc này còn có tính chất kháng khuẩn và chứa các flavonoid bảo vệ DNA.

Cách phối hợp món ăn: Húng tây có thể kết hợp hoàn hảo với những món ăn ăn kèm cùng cà chua như là súp, salad, pizza.

Cách bảo quản: Cắm húng tây vào nước rồi cho vào tủ lạnh. Dùng một túi ni-lon để phủ lên trên, tránh hơi lạnh của tủ làm lá mất nước.

2. Oregano – Cây thảo mộc phương tây

Oregano hay còn được gọi là lá kinh giới cay, loại thảo mộc này cũng như húng quế đều thuộc nhánh cây bạc bà. Kích thước của lá cây oregano rất nhỏ và màu xanh đậm với mùi hương hăng và hương vị mạnh mẽ.

Không chỉ là một gia vị thảo mộc đi kèm món ăn, Oregano còn mang đến những công hiệu tuyệt vời cho sức khỏe.

Lá Oregano một số loài cây thảo mộc làm gia vị

Công dụng:

  • Hợp chất Rosmarinic Acid được tìm thấy trong lá oregano có khả năng chống oxy hóa hiệu quả, tốt cho sức khỏe, lại hỗ trợ tiêu hóa.
  • Tinh dầu Oregano có tính chất kháng khuẩn và đã được sử dụng kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm thực phẩm khác bằng cách giảm tỷ lệ tăng trưởng của vi khuẩn.
  • Dầu oregano có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch của con người và tránh nhiễm trùng nhất định.
    Người Ý và người Hy Lạp sử dụng oregano trong y học cổ truyền để điều trị cảm lạnh, các vấn đề về dạ dày và khó tiêu.

Cách phối hợp món ăn: Oregano được dùng rất phổ biến trong pizza và ăn kèm cùng một số loại bánh mặn trong các siêu thị ở Ý hay Tây Ban Nha.

Loại thảo mộc này cũng được dùng để đi kèm với các món có sốt cà chua.

Cách bảo quản: Cất lá oregano trong một chiếc hộp có lót giấy ăn, lót thêm một lớp giấy nữa lên trên và đóng kín nắp lại, để trong tủ lạnh.

3. Hương thảo (Rosemary) – Thảo mộc làm gia vị

Cây hương thảo cũng thuộc họ cây bạc hà và có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, cây có thân cứng cáp hơn, thích nghi với điều kiện khắc nghiệt.

Lá hương thảo có vị hơi đắng đắng và mùi thơm rất đặc biệt, giống với lá thông trộn cùng vỏ chanh vàng, lan tỏa mạnh và quyện sâu.

Cây Hương Thảo một số loài cây thảo mộc làm gia vị
Công dụng:

  • Cây hương thảo được sử dụng hàng ngàn năm cho cả trong nấu ăn và lĩnh vực y học. Cây thảo mộc này được biết đến với khả năng kích thích tâm trí, tăng cường trí nhớ và cải thiện sự tập trung.
  • Cây hương thảo mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất khi ở trong trạng thái tươi, mang đến nguồn Vitamin A, C và các chất sắt, canxi, mangan dồi dào. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều Vitamin B6, magiê, kali và đồng.
  • Chính vì điều này mà lá hương thảo là một trong những dược liệu điều trị được nhiều căn bệnh như bảo vệ chống lại ung thư, đặc biệt là ung thư da và khối u. Ngoài ra, lá hương thảo có thể kích thích tuần hoàn máu xung quanh cơ thể và giảm đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh.
  • Lá hương thảo còn làm giảm trầm cảm, lo lắng và căng thẳng và thư giãn cơ bắp của cơ thể. Tinh dầu từ hương thảo có thể sử dụng trong massage.

Cách phối hợp món ăn:

  • Hương thảo thường được dùng trong các món rô ti, nướng và trong các món hầm, thích hợp khi tẩm ướp với nhiều loại thịt như thịt heo, thịt gà, thịt thỏ, thịt cừu (rosemary làm bay hết mùi hôi của cừu).
  • Loại thảo mộc này cũng có thể được dùng trong các món rau, các món đi với cá và cà chua, nhưng chủ yếu là để tẩm ướp.

Cách bảo quản: Lót giấy ăn vào một chiếc hộp rồi cất lá hương thảo vào đó, lót thêm một lớp giấy nữa lên trên trước khi đóng kín nắp lại và để trong tủ lạnh.

4. Xô thơm (Sage)

Xô thơm cũng là thành viên khác của họ cây bạc hà, lá cây có kích thước nhỏ, màu xám xanh, có gân và tùy theo loại mà có hương vị khác nhau.

Loại lá này có mùi hương ấm áp và ngọt ngào kết hợp cùng vị cay nhè nhẹ, the the, pha chút xíu đăng đắng (khi khô sẽ đắng hơn).

Xô thơm một số loài cây thảo mộc làm gia vị
Công dụng:

  • Lá xô thơm cung cấp nhiều Vitamin A, canxi, sắt và kali. Những dưỡng chất này vốn quan trọng cho sức khỏe răng, xương và da.
  • Xô thơm còn được sử dụng hàng trăm năm để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Trước hết loại thảo mộc này chứa axit rosmarinic, giúp chống viêm trong cơ thể.
  • Lá xô thơm còn mang đến chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ tế bào khỏi bị hư hỏng do quá trình oxy hóa và hình thành các tế bào ung thư.
  • Loại lá này cũng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường và hỗ trợ điều trị các vấn đề phụ khoa.
  • Lá xô thơm còn có thể giúp giảm cảm lạnh và ho và có đặc tính sát khuẩn, có thể điều trị vết cắt và vết loét.

Cách phối hợp món ăn: Xô thơm thích hợp với các loại thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), thịt heo và xúc xích. Loại thảo mọc này cũng kết hợp tốt cùng cà tím, cà chua, các loại đậu.

Cách bảo quản: lót giấy ăn vào một chiếc hộp rồi cất lá xô thơm vào đó, lót thêm một lớp giấy nữa lên trên trước khi đóng kín nắp lại và để trong tủ lạnh.

5. Cỏ xạ hương (Thyme)

Cũng thuộc họ bạc hà, cỏ xạ hương có lá nhỏ, mùi thơm nhẹ pha chút ngọt và được sử dụng thường xuyên trong ẩm thực Địa Trung Hải, ẩm thực Ý và Provencal của Pháp.

Tại Việt Nam, cỏ xạ hương phổ biến ở Đà Lạt và Sapa.

Cỏ xạ hương một số loài cây thảo mộc làm gia vị

Công dụng:

  • Các chất thymolcarvacrol có trong cỏ xạ hương đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn nhiễm của đường hô hấp đối với virus, vi khuẩn.
  • Cỏ xạ hương giúp làm giảm mạnh các triệu chứng của viêm nhiễm đường hô hấp, kháng khuẩn, chống viêm phế quản ở trẻ em.

Cách phối hợp món ăn:

  • Để cỏ xạ hương cho ra mùi thơm thì cần phải chế biến loại thảo mộc này khá lâu. Chính vì vậy cỏ xạ hương thường được dùng trong món nướng và món hầm.
  • Ngoài ra loại cây này còn phù hợp để đi kèm với cà rốt, khoai tây, cà chua, thịt bò, thịt gà, thịt cừu, hành tây,…

Cách bảo quản: Bảo quản tương tự như xô thơm và hương thảo, bạn chỉ cần lót giấy ăn vào một chiếc hộp rồi cất cỏ xạ hương vào đó, lót thêm một lớp giấy nữa lên trên trước khi đóng kín nắp lại rồi để trong tủ lạnh.

6. Nguyệt quế (Bay leaf)

nguyệt quế là loại cây có nguồn gốc từ các nước Tiểu Á và phát triển mạnh ở vùng Địa Trung Hải. Đặc biệt là Hy Lạp cổ đại và La Mã.

Loại lá này còn mang biểu tượng của quyền lực và sự nổi tiếng, nó được kết thành vòng đeo quanh cổ để tôn vinh các vị vua, anh hùng hoặc các vận động viên chiến thắng.

nguyệt quế

Công dụng:

  • Lá nguyệt quế rất giàu vitamin C, chất chống oxi hoá mạnh mẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, loại lá này còn là nguồn vitamin A tuyệt vời giúp đôi mắt và làn da khỏe mạnh.
  • Lá nguyệt quế còn chứa niacin, pyridoxine, axit pantothenic và riboflavin giúp tổng hợp các enzyme trao đổi chất và chức năng của hệ thống thần kinh.
  • Chính vì vậy bên cạnh việc được cho vào món ăn để gia tăng hương vị, lá nguyệt quế còn kích thích sự thèm ăn, cải thiện hệ tiêu hoá, ngăn ngừa sự đầy hơi gây nóng ruột, tiêu đờm và có khả năng điều trị viêm phế quản mãn tính và cảm lạnh thông thường.
  • Lá nguyệt quế còn giúp ngăn ngừa bệnh thấp khớp, bệnh gút chủ yếu là do có chứa pinen và cineol trong tinh dầu-có tác dụng giảm đau và viêm.

Cách phối hợp món ăn: Lá nguyệt quế thường được dùng cho các món súp và món hầm.

Cách bảo quản: Cho lá nguyệt quế vào túi kín và để vào nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.

7. Nhụy hoa nghệ tây (Saffron)

Nhụy hoa nghệ tây (Saffron) là một trong những loại gia vị đắt đỏ nhất trên thế giới hiện nay vì thu hoạch rất kỳ công.

Nhụy hoa nghệ tây có mùi hương là sự pha trộn của hương mật ong ngọt ngào và chút khe khẽ của thuốc lá, vị nhẹ, hơi ngòn ngọt ẩn chút đắng đắng.

Saffron
Công dụng:

  • Loại gia vị đắt đỏ này có rất nhiều vitamin A có công dụng giảm tốc độ lão hóa và tăng cường sự đàn hồi, mềm mại của da nên loại gia vị này được sử dụng khá phổ biến cho việc làm đẹp.
  • Bên cạnh đó, chứa nhiều các vitamin khác như các loại vitamin B và C, nhụy hoa nghệ tây giúp hạn chế tổn thương hay mụn, thúc đẩy quá trình hình thành collagen, khiến làn da trắng sáng.
  • Nghệ tây có tác dụng ngăn chặn các căn bệnh ung thư và khôi phục các chất chống oxy hóa có tác dụng ức chế các tế bào ung thư.

Cách phối hợp món ăn: Nhụy hoa nghệ tây thường được dùng khi nấu các món hải sản, tạo cho những món hải sản có mùi thơm đặc trưng và cũng làm cho món ăn có màu vàng ruộm.

Cách bảo quản: Cất nhụy hoa nghệ tây túi kín và để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng.

8. Bạc hà (Mint) – Thảo mộc làm gia vị

Bạc hà là một loại cây thân thảo, sống rất lâu năm, thân thường có màu xanh hoặc tím, lá hình trứng thon dài và có nhiều răng cưa xung quanh mép.

Toàn thân cây bạn hà thương có một mùi hương cay cay và mang đến cảm giác dễ chịu.

Bạc Hà
Công dụng:

  • Bạc hà thường bị nhầm lẫn với húng lủi, loại lá húng lủi thường có lá nhỏ hơn bạc hà, thuôn dài và cho vị cay nhẹ chứ không cay đặc sắc như lá bạc hà.
  • Lá cây bạc hà mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho cuộc sống như giảm cân, làm đẹp. Loại cây này giúp kích thích hệ tiêu hóa và hoạt động trao đổi chất lá bạc hà sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu giảm cân của mình.
  • Bạc hà có chứa khá nhiều các hoạt chất như canxi, vitamin B và kali, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Chất rosmarinic acid trong bạc hà giúp điều trị hen suyễn và các chứng dị ứng do nhiễm trùng nấm.

Cách phối hợp món ăn: Lá bạc hà dùng để trang trí cho các món tráng miệng hoặc để pha các loại thức uống.

Cách bảo quản: Cắm bạc hà vào nước rồi cho vào tủ lạnh, dùng một túi nilon để phủ lên trên, tránh hơi lạnh của tủ làm lá mất nước.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết mới nhất