Phân lân là gì? Tác dụng của phân lân đối với cây trồng

tác dụng của phân lân
Mục lục

Phân lân là một loại phân hoá học nó là một trong 3 nguyên tố đa lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lân tham gia vào protein cấu tạo nên tế bào, vì vậy nó rất cần cho sự sống của cây trồng. Cùng công ty cây xanh Vườn Cây tìm hiểu những tác dụng của phân lân đối với cây trồng qua bài viết sau.

Phân lân là gì?

Phân lân là một dạng phân bón vô cơ phổ biến và cần thiết cho cây trồng. Nó có chứa các nguyên tố dinh dưỡng là photpho, thành phần dinh dưỡng chính tồn tại dưới dạng ion phốt phát (PO4)3-, dùng để bón cho cây trồng. 

Phân lân là gì? Tác dụng của phân lân đối với cây trồng
Phân lân là loại phân bón vô cơ cần thiết cho cây trồng

Phân lân được đánh một trong những nhân tố cần thiết thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên lượng phân lân bón cho cây trồng thừa hay thiếu đều có hại cho cây trồng. Nguyên liệu để sản xuất phân lân thường dùng đó là quặng apatit và photphorit.

Tác dụng của phân lân đối với cây trồng

  • Ảnh hưởng đến quá trình hình thành các bộ phận mới của cây trồng. Lân có thể tạo nên nhân tế bào, điều này giúp tác động mạnh mẽ đến việc hình thành mầm hoa và đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, kết trái. 
  • Ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển đường, tinh bột tích lũy về các hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh giúp cây trồng chống chịu được các tác động của môi trường như lạnh, hạn hán, lũ lụt,… và tránh được các dịch bệnh ở cây trồng.
Phân lân là gì? Tác dụng của phân lân đối với cây trồng
Phân lân có vai trò quan trọng đối với cây
  • Phân lân tham gia vào quá trình hình thành từ bộ rễ, các quá trình hô hấp và quang hợp của cây.
  • Ngoài ra, phân lân còn có tác dụng giảm thiểu các tác hại của việc thừa phân đạm ử cây. Làm chất đệm cho cây chịu được tính chua và kiềm của đất.

Vai trò của phân lân đối với một số loại cây trồng

  • Đối với các loại cây ăn trái: Bón phân lân sớm ở các thời kỳ trước khi trái phát triển, có thể kích thích sự phát triển của trái trong mùa xuân.
  • Đối với cây lạc: Nhu cầu lân của loại cây này tương đối nhiều, lân kích thích quá trình cộng sinh với vi khuẩn tạo ra các nốt sần trên rễ, tăng cường khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy cây ra hoa và đậu trái. 
  • Đối với các loại cây hoa kiểngcây cảnh sân vườn: Phân lân hình thành và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây có hoa, kích thích bộ rễ phát triển, tạo điều kiện để cây có thể đồng hoá các chất dinh dưỡng khác.

Dấu hiệu cây trồng thừa hoặc thiếu phân lân

Cây trồng thiếu phân lân

Việc thiếu phân lân không chỉ đơn giản là cây trồng sẽ nhận ít dinh dưỡng hơn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. 

  • Dấu hiệu dễ nhận biết khi cây trồng thiếu phân lân được biểu hiện ở lá cây. Khi cây trồng thiếu lân, lá cây sẽ rụng rất nhiều, cành lá còi cọc, kém phát triển. Khi đó màu lá cây chuyển dần từ màu xanh đậm sang màu vàng cuối cùng là màu tím đỏ. 
Phân lân là gì? Tác dụng của phân lân đối với cây trồng
Dấu hiệu cây thiếu phân lân
  • Khi cây trồng thiếu lân sẽ làm giảm khả năng tổng hợp bột dẫn đến sẽ co ra ít quả, hoa khó nở hơn, quả chín chậm và dễ bị nấm bệnh tấn công. 
  • Thiếu lân khả năng chống chịu lại các tác động từ môi trường sẽ kém hơn, dẽ đổ ngã và dễ bị bệnh khiến năng suất sụt giảm.
  • Khi cây trồng thiếu hàm lượng lân hậu quả sẽ tự động tích lũy chất đạm theo dạng Nitrat, đây là chất ảnh hưởng đến việc cây trồng tổng hợp Protein làm cho phần lá bị nhỏ lại, bản lá bị hẹp đi và dựng đứng lên.

Cây trồng thừa phân lân

Tác dụng của phân lân đối với cây trồng rất quan trọng nhưng không phải cái gì quá nhiều cũng tốt, đặc biệt là quá trình chăm sóc cây xanh chúng ta cần tuân thủ theo nguyên tắc “đúng – đủ – kịp thời”. Việc bón phân cho cây trồng cũng không ngoại lệ. Phân lân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nên cần lưu ý liều lượng của phân khi bón cho cây trồng.

Phân lân là gì? Tác dụng của phân lân đối với cây trồng
Dấu hiệu cây thừa phân lân

Cây thừa lân sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và thừa các sắc tố, đồng thời sẽ làm cho cây thiếu đi kẽm và đồng. Khi thừa lân sẽ làm cho quả chín quá sớm và gây ức chế sinh trưởng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng đặc biệt là các loại cây ăn quả.

Các loại phân lân

Có hai loại phân Lân  là: Lân tự nhiên (như Apatit, Phosphorit) và Lân chế tạo (như Super lân, Lân nung chảy) có thể dùng bón thúc. Hàm lượng lân trong phân được tính dưới dạng P2O5. (quy theo khối lượng).

Cách bón phân lân cho cây trồng

  • Bón theo loại đất: Tùy theo từng loại đất mà lựa chọn loại phân phù hợp. Đối với các nhóm đất chua nên lựa chọn các loại phân thiên nhiên. Đối với các loại đất bị bạc màu, đất nhẹ, nghèo magie chúng ta bón phân lân nung chảy, nên dùng phân supephotphat cho nhóm đất kiềm trung tính. 
  • Bón phân theo thành phần cơ giới của đất: dạng đất thịt khi bón phân lân sẽ giữ lại. Vì thế nên bón phân theo hàng và loại phân nhanh hấp thụ.
Phân lân là gì? Tác dụng của phân lân đối với cây trồng
Bón phân lân tuỳ theo từng loại đất
  • Bón phân lân theo đặc điểm cây trồng: Đối với lúa chúng ta nên bón phân nung chảy hoặc thiên nhiên. Đối với các cây trồng cạn nên bón supe lân và bó theo từng gốc cây.
  • Cần bón kết hợp phân chuồng: Cần phải kết hợp việc bón phân lân cùng phân chuồng theo tỉ lệ 2% đối với supe lân, 3-5% đối với loại photphorit. Và cần phối hợp thêm giữa supe lân với các loại phân lân khác để tăng tính hiệu quả cao.

Trên đây, là những thông tin về tác dụng của phân lân đối với cây trồng, dấu hiệu cây trồng thiếu hoặc thừa phân lân. Hy vọng qua bài viết đã mang đến những thông tin bổ ích cho các bạn trong quá trình chăm sóc cây xanh của mình. 

 

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết mới nhất