Công dụng của xơ dừa trong việc trồng và chăm sóc cây xanh

công dụng xơ dừa
Mục lục

Công dụng của xơ dừa đã không còn xa lạ đối với các nhà vườn ở Việt Nam. Cây dừa mang lại nhiều lợi ích, từ thân cây che bóng, đến lá dừa, nước của quả dừa có tác dụng rất tốt với sức khỏe. Xơ dừa được sử dụng rất nhiều trong nông nghiệp với nhiều mục đích khác nhau. Cùng công ty cây xanh Vườn Cây tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Công dụng của xơ dừa

Xơ dừa là vỏ trái dừa mà chúng ta xé ra. Là phần dạng khô và thường có màu nâu vàng. Xơ dừa trong tự nhiên được áp dụng trong việc che chắn, che phủ trên bề mặt khi thời tiết nóng bức, làm giảm nhiệt độ chiếu trực tiếp xuống đất, xuống bề mặt cây trồng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng.

Ngoài ra xơ dừa khi trộn với các chất hữu cơ cũng như đất là chất ủ cho độ ẩm tốt. Hỗn hợp này có tác dụng giữ được độ ẩm, là điều kiện tiếp xúc làm cho đất tơi xốp. Tuy nhiên xơ dừa có tác dụng tốt nhưng trong xơ dừa vẫn chứa nhiều chất chát làm ảnh hưởng đến cây trồng nhất là bộ rễ của cây.

Công dụng của xơ dừa trong việc trồng và chăm sóc cây xanh
Xơ dừa có tác dụng rất tốt trong trồng cây xanh

Khi ủ xơ dừa với các hợp chất khác, hợp chất xơ dừa có thể sử dụng làm các giá thể, có thể đóng bầu trồng cây con, hoặc gieo hạt ở giai đoạn cây nhỏ. Xơ dừa sẽ tăng thêm mức độ phì nhiêu cho các loại cây trồng, tạo thêm sự thông thoáng cho rễ cây phát triển. Mụn dừa thì làm vùng đệm của cây trồng, tăng năng suất và khả năng chống nóng cho rễ cây mỗi khi thời tiết nắng nóng.

Trong trồng lan thì xơ dừa rất được ưa chuộng, vì xơ dừa đóng góp rất nhiều trong các giỏ lan. Đây là vật liệu vừa hiệu quả vừa thân thiện với thiên nhiên. Bên cạnh đó xơ dừa còn được dùng trong sản xuất các đồ dùng trong gia đình. 

Xem thêm: Tưới cây bằng bia? Có giúp cây phát triển tốt hơn không?

Tại sao cần xử lý xơ dừa

Trước khi ủ xơ dừa trồng cây thì chúng ta cần phải xử lý xơ dừa, bởi vì xơ dừa có Tanin và Lignin, đây là 2 chất cản trở sự phát triển của thực vật. Cụ thể chúng sẽ hút mất dinh dưỡng và không khí của cây, 2 chất này cũng khó phân hủy, Lignin thì chỉ tan trong kiềm, khiến cho cây cối nhiễm độc và còi cọc. Nếu như không xử lý xơ dừa thì có thể xe bị chết cây.

Để xử lý xơ dừa thì chúng ta cần phải dựa vào đặc tính của 2 chất này. Tanin thì có bị mặn chát và tan ở trong nước, chúng khiến cho protein bị kết tủa lại. Lignin thì không tan trong nước, các dung môi hay thậm chí là cả axit nữa. Tuy nhiên chúng lại có thể bị phân giải hoặc bão hòa đi phần nào bởi kiềm. Thông qua khoảng 12 tiếng xử lý thì Lignin mới có thể được loại bỏ hoàn toàn.

Ngoài ra, quá trình xử lý xơ dừa cũng cần được lặp đi lặp lại, điều này sẽ giúp đảm bảo được 2 chất không tốt kể trên sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Nếu như không thực hiện xử lý thì dù có ủ xơ dừa đi chăng nữa, cũng không thể tạo nên được môi trường để cho cây trồng phát triển. Ngược lại thì môi trường đó sẽ chỉ khiến cho cây trồng có thể chết.

Xem thêm: Những tác dụng của vỏ trứng với cây trồng khiến bạn ngạc nhiên

Cách xử lý xơ dừa

Trước khi sử dụng xơ dừa để trồng cây, chúng ta cần phải xử lý xơ dừa, qua đó loại bỏ các chất không không tốt.

Tạo mùn xơ dừa

Công dụng của xơ dừa trong việc trồng và chăm sóc cây xanh
Xơ dừa cần xử lý thành mùn trước khi đem đi sử dụng

Để có thể xử lý được xơ dừa thô tạo thành mùn xơ dừa thì chúng ra cần sử dụng máy băm xơ dừa. Lúc này xơ dừa thô sẽ được tách ra và băm nhỏ. Trong quá trình băm nhỏ, mộ số phụ gia cũng được thêm vào như bã mía, thân ngô,..

Tách chất Tanin

Các bạn sẽ phải ngâm xơ dừa trong thùng nước khoảng 2 – 3 ngày sau đó đổ nước ra thì thấy được mùn dừa có màu đỏ, còn nước thì màu sẫm hơn. Để loại bỏ hoàn toàn được chất tanin ra khỏi mùn xơ dừa thì nên lặp lại bước này từ 2-3 lần.

Tách Lignin

Nếu muốn tách Lignin ra nhanh chóng thì nên sử dụng vôi. Đổ vôi vào một thùng nước sạch, sau đó cho mụn dừa đã xử lý tách Tanin vào để khuấy đều bằng gậy. Ngâm mụn dừa trong nước vôi khoảng 7 tuần là Lignin sẽ hoàn toàn vào với nước, lúc này chỉ cần xử lý lại bằng nước sạch là được.

Ngoài ra nếu muốn đảm bảo loại bỏ toàn bộ Lignin cùng vôi thì các bạn có thể ngâm thêm nước sạch khoảng 1 ngày, sau đó lặp lại từ 3 đến 5 lần để sạch vôi và Lignin hơn. Khi đã loại bỏ được các chất độc hại thì hãy mang mùn dừa vắt khô càng tốt, tạo nên môi trường lý tưởng nhất để cây trồng phát triển.

Xem thêm: Phân bón có tác dụng gì đối với cây trồng

Hướng dẫn cụ thể cách ủ xơ dừa hiện nay

Công dụng của xơ dừa trong việc trồng và chăm sóc cây xanh
Xơ dừa cần được ủ trước khi sử dụng

Chuẩn bị công cụ để ủ xơ dừa

Để ủ xơ dừa chuẩn và đạt hiệu quả cao nhất trước tiên các bạn phải chuẩn bị công cụ đầy đủ dưới đây:

  • Cân: chính là công cụ dùng để đo lường các chất ủ.
  • Bạt hoặc bao bì lớn: Với mục đích đảm bảo cho quá trình ủ không gặp những tác nhân xấu.
  • Một số dụng cụ đảo và xúc: như xẻng, cuốc, cào,…
  • Nước và thùng để chứa nước.

Chuẩn bị nơi để ủ xơ dừa

Chọn nơi ủ xơ dừa thật thoáng mát và khô ráo. Tránh xa những nơi ẩm thấp hay những nơi trực tiếp bị ánh nắng chiếu vào vì như thế sẽ không tốt cho quá trình ủ xơ.

Nguyên liệu ủ xơ dừa

Sau khi chuẩn bị nơi ủ xong thì lúc này các bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu ủ bao gồm:

  • Xơ dừa với trọng lượng ủ khoảng 1300kg
  • Phân bón(NPK) dự trù khoảng từ 5 – 6kg
  • Vôi bột cần chuẩn bị khoảng 13 – 15kg
  • Supe lân (bột) chuẩn bị với khối lượng từ 31 – 35kg
  • Nước: 200l
  • Chế phẩm EM1:  khoảng 4 – 5l

Tiến hành ủ xơ dừa

Công dụng của xơ dừa trong việc trồng và chăm sóc cây xanh
Ủ xơ dừa để chúng đạt chất lượng tốt nhất

Sau khi tiến hành đầy đủ, vật dụng cũng như xử lý trong chất chat thì tiến hành ủ xơ dừa bằng phân supe, vôi bột, phân NPK trộn lẫn với các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn như sau:

  • Đầu tiên chúng ta hãy dùng những dụng cụ dàn mỏng các hỗn hợp xung quanh với chiều dày khoảng 31cm.
  • Chúng ta hãy dùng chế phẩm EM1 để ủ cùng với dung tích 6l EM1 và trộn cùng 200l nước. Tiếp đến chúng ta tưới đồng đều EM1 lên hỗn hợp đã dàn mỏng ở B2.
  • Chúng ta tiến hành ủ sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ đống ủ sẽ rơi vào khoảng 65 độ C. Khi này thì quá trình phân giải của những chất hữu cơ sẽ tăng nhanh. Vì thế mà những loài VSV háo khí sẽ có xu hướng tăng.
  • Sau khoảng 7 – 8 ngày thì chúng ta bắt đầu trộn lẫn với nhau và thêm nước để duy trì độ ẩm. Cho đến khoảng 26 đến 30 ngày thì chúng ta sẽ đảo trộn 1 lần và cung cấp thêm độ ẩm cần thiết. Chờ 1 khoảng thời gian 2 tháng chúng ta có thể bắt đầu sử dụng xơ dừa cho mục đích khác nhau.

Trên đây là công dụng của xơ dừa mà chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn. Ngoài việc sử dụng xơ dừa trong việc sản xuất ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì trong nông nghiệp là nguồn nguyên liệu cực kỳ tốt trong việc chăm sóc cây xanh và giữ ẩm cho đất. 

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết mới nhất