Đối với các loại cây trồng, ngoài các yếu tố như kỹ thuật trồng cây, cách chăm sóc cây xanh, nhân giống cây, thì việc lựa chọn phân bón phù hợp cho cây cũng là một điều vô cùng quan trọng, trong bài viết này, hãy cùng Vuoncay.vn tìm hiểu xem phân bón có tác dụng gì đối với cây trồng nhé !!!
1. Phân bón là gì?
Hiểu một cách đơn giản phân bón là những chất được sử dụng để cho thêm vào đất nhằm cung cấp các dưỡng chất cho đất, giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ được các khoáng chất đó khiến cây mau lớn, phát triển khỏe mạnh.
Phân bón được chia làm 2 loại nếu dựa trên nguồn gốc hình thành, bao gồm phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ.
– Phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ các vật chất hữu cơ, vi sinh vật, động vật, thực vật, chúng thường rất thân thiện với môi trường và tiết kiệm do sử dụng các nguồn có sẵn từ xác thực vật, chất thải động vật,…
– Phân bón vô cơ: là loại phân bón có nguồn gốc từ các chất khoáng, vô cơ tự nhiên hoặc sản phẩm hóa học, loại phân này được bày bán rộng rãi trên thị trường cũng như được ưa chuộng khi dùng với quy mô nuôi trồng lớn.
2. Phân bón có tác dụng gì?
Trong quá trình phát triển của cây hoa kiểng, có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng, điển hình như giống cây, khí hậu, đất trồng, nguồn nước, ánh sáng,..bên cạnh đó, phân bón cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình này.
Phân bón góp phần cung cấp cho cây những dưỡng chất cần thiết, các dưỡng chất này mặt dù có thể có trong đất trồng, nhưng đôi lúc lại chưa thật sự đủ so với nhu cầu của cây, do vậy việc bón phân cho cây sẽ giúp cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng, cũng như đảm bảo được về nhu cầu của chúng được đáp ứng.
Nó có kế hoạch bón phân hợp lý, cả đúng và đủ những gì cây trồng cần, thì sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình sinh trưởng của cây, cũng như hạn chế các mầm bệnh có thể phát sinh trong quá trình sống của chúng
Ngoài có tác dụng tích cực đối với cây trồng, phân bón còn góp phần cải thiện chất lượng của đất trồng. Trong quá trình trồng trọt, đất có thể dễ dàng bị xói mòn do mất đi các chất dinh dưỡng bởi các tác nhân tự nhiên như thời tiết, nhiệt độ, rửa trôi,… và rõ ràng nhất là mất đi do được cây trồng tại đó hấp thụ và chuyển hóa. Trong trường hợp này, việc bón phân là vô cùng cần thiết, chúng sẽ khiến cho đất được phục hồi, sẵn sàng cung cấp dưỡng chất cho các cây trồng kế tiếp.
3. Phân bón có tác dụng gì đối với cây trồng?
Những loại cây riêng biệt sẽ có những nhu cầu về hàm lượng các loại dưỡng chất khác nhau, thông thường, chúng ta vẫn thường nghĩ chỉ các cây cho thành phẩm, cây nông sản mới cần cung cấp dưỡng chất thông qua phân bón, nhưng trên thực tế, tất cả các loài thực vật đều thực sự cần chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển, và cây cảnh cũng không ngoại lệ.
3.1. Phân bón hữu cơ
Đây là một loại phân bón vô cùng quen thuộc, được sử dụng phổ biến và dễ dàng để sở hữu với một mức giá hợp lý. Phân bón hữu cơ có thành phần dinh dưỡng bao gồm đa lượng, trung lượng và vi lượng, cũng như một số chất điều hòa sinh trưởng cho cây. Tuy nhiên, mật độ hàm lượng dinh dưỡng có trong phân bón hữu cơ không thực sự cao, do vậy khi sử dụng, buộc phải dùng tương đối nhiều. Đây là loại phân bón phù hợp cho những loại cây cảnh không cần quá nhiều dưỡng chất, nhỏ gọn như cỏ lá gừng thái, cây hoa lài tây,…
3.2. Phân bón vi sinh
Đây là một loại phân bón chế phẩm, thành phần bao gồm các loại vi sinh vật các ích, có tác dụng phân giải các dưỡng chất như lân, kali hay vi sinh vật cố định đạm. Thông thường loại phân này được dùng cho các loại cây hoa cảnh, nhờ các vi sinh vật có trong cây phân giải lân hữu cơ, nên giúp cây dễ dàng hấp thụ được. Một số loài cây hoa phù hợp dùng phân bón vi sinh là cây trang thái, cây giáng hương,…
3.3. Phân bón lá
Đối với một số loài cây cảnh như cây công trình, vẻ đẹp của chúng chủ yếu nằm ở lá và tán lá, do vậy đối với chúng, việc cung cấp phân bón lá là vô cùng cần thiết, giúp lá mọc xanh tốt, kích thích rễ phát triển và nhanh nảy mầm, chồi, cũng như các dưỡng chất thiết yếu khác để cây sinh trưởng. Cây cau, cây dừa hay bàng là những loài cây phù hợp để sử dụng loại phân bón này.
3.4. Phân khoáng
Đây là loại phân khá phổ biến và thông dụng, được sử dụng nhiều và rộng rãi đối với không chỉ riêng cây cảnh mà còn đối với các loài cây khác:
– Phân đạm: Đối với chăm sóc cây cảnh, việc sử dụng phân đạm luôn được chú trọng, thông thường, hàm lượng đạm có trong đất không đủ để cung cấp cho cây, do đó việc bổ sung loại phân này cho cây cực kỳ quan trọng.
– Phân lân: So với phân đạm, phân lân khá tương đối khó hấp thụ, khi bón loại phân này cho cây thường phải dùng lượng lớn hơn so với nhu cầu thực của cây. Đây là loại phân quyết định đến chất lượng sản phẩm của cây như hoa, quả,…Một số loại cây cảnh có nhu cầu phân lân tương đối rõ rệt là cây khế, cây vú sữa,…
– Phân kali: Trong đất trồng thường có một lượng phân kali đủ cho cây, do vậy việc bón thêm loại phân này chủ yếu ở các giai đoạn khôi phục tình trạng của đất trước và sau khi trồng cây.
4. Một số đặc điểm cần lưu ý khi bón phân
Nhìn chung, cây cảnh có nhu cầu dùng phân bón tương đối ít hơn so với các loại cây nông sản, do vậy việc bón phân cũng có những điểm cần chú ý để tiết kiệm cũng như chăm sóc cây đúng cách:
– Về thời gian bón phân cho cây: chủ yếu sẽ bón phân ở những giai đoạn quan trọng như nảy chồi, ra hoa và quả, hoặc thời điểm cây có dấu hiệu vàng lá, thiếu dinh dưỡng. Còn các giai đoạn cây đang tăng trưởng khỏe mạnh thì ta không cần bổ sung thêm cho cây.
– Các loại cây khác nhau sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, do vậy khi bón phân, bạn cần tìm hiểu thêm về hàm lượng các chất mà loại cây đó cần hấp thụ, từ đó đưa ra kế hoạch chăm sóc tốt nhất cho cây.
Hy vọng thông qua bài viết này, công ty cây xanh vuoncay.vn đã mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết về việc bón phân cho cây cảnh, cũng như phân bón có tác dụng gì đối với cây trồng? Để bạn có thể có thêm kiến thức chăm sóc cây và tạo ra cho bản thân một không gian sống tuyệt vời nhất.