Phân lân là một trong những loại phân cần thiết cho quá trình phát triển của cây. Tuy nhiên cách bón lân cho cây cảnh không phải ai cũng biết rõ. Trong bài viết này, công ty cây xanh tphcm Vuoncay.vn sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách bón phân lân hiệu quả cho cây cảnh.
Phân lân là gì?
Phân lân là một dạng phân bón vô cơ phổ biến và cần thiết cho cây trồng, có chứa nguyên tố dinh dưỡng chính là photpho, thành phần dinh dưỡng chính này tồn tại dưới dạng ion phốt phát (PO4)3-, dùng bón cho cây trồng. Bằng cách bón lân cho cây cảnh sẽ giúp thúc đẩy mạnh các quá trình sinh tưởng, phát triển của cây. Thiếu hay thừa lân đều để lại hậu quả không tốt cho cây trồng, nó được coi là chất cần thiết nhất cho sự sống của cây trồng.
Phân lân kết hợp với hai loại phân vô cơ là phân đạm và phân kali sẽ tạo thành hỗn hợp cùng lúc cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng. Nguyên liệu để sản xuất phân lân thường dùng đó là quặng apatit và photphorit.
Lợi ích của việc sử dụng lân bón cây cảnh
Trong quá trình chăm sóc cây cảnh, phân lân ảnh hưởng đến việc hình thành bộ phận mới của cây trồng: Vì lân có thể tạo nên nhân tế bào, điều này ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến việc kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa và đẻ nhánh, phân cành, ra hoa kết trái.
Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển đường, tinh bột tích lũy về hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh giúp cho cây trồng chống được các loại thời tiết khắc nghiệt (lạnh, nóng, hạn hán, ngập úng) và tránh được dịch bệnh.cham
Lân tham gia vào quá trình phát triển bộ rễ, quá trình quang hợp và hô hấp.
Cách bón lân cho cây cảnh có tác dụng giảm thiểu tác hại của việc bón thừa đạm. còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được tính chua, kiềm của đất.
Cách bón lân cho cây cảnh đúng cách
- Bón phân theo loại đất: Đối với cách này chúng ta cần phải quan sát và biết được đất trồng của bạn thuộc nhóm đất nào? Tùy thuộc vào tính chất và độ chua nhiều hay ít của đất mà lựa chọn loại phân tương thích. Đối với nhóm đất có tính chua chúng ta nên lựa chọn phân thiên nhiên; Đối với nhóm đất bị bạc màu, đất nhẹ, nghèo Mg chúng ta nên dùng phân lân nung chảy; Và nên dùng phân supephotphat cho nhóm đất kiềm trung tính.
- Bón phân theo thành phần cơ giới của đất: dạng đất thịt thì khi bón phân lân sẽ bị giữ lại vì vậy chúng ta cần phải bón theo hàng và loại phân nhanh hấp thụ.
- Bón phân theo đặc điểm cây trồng: Đối với cây lúa nên chúng ta nên bón phân lân nung chảy hoặc thiên nhiên. Đối với các cây trồng cạn nên bón supe lân và bón theo hàng theo hốc.
- Kết hợp bón phân lân với bón bổ sung các nguyên tố vi lượng thiết yếu vì khi bón quá nhiều lân có thể khiến cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng.
- Cần kết hợp với phân chuồng: cần phải kết hợp giữa việc bón phân lân cùng với phân chuồng theo đúng tỉ lệ, 2% đối với loại supe lân, 3-5% đối với loại photphorit. Và cần phối hợp thêm giữa supe lân với các loại phân lân khác để tăng cao hiệu quả.
Ngoài việc bón phân đúng cách thì người canh tác cần phải lưu ý quan sát tình hình cây trồng trong quá trình sinh trưởng để hạn chế rủi ro, kịp thời ngăn chặn và cải thiện ngay các vấn đề gây ảnh hưởng xấu trong quá trình canh tác. Điều cần chú ý tiếp theo đó là việc hạn chế sử dụng các loại phân hóa học, chúng tôi khuyến khích người canh tác sử dụng phân vi sinh và phân hữu cơ nhiều hơn.