Phân đạm cùng với phân kali và phân lân là 3 nguyên tố đa lượng cần thiết cho cây trồng. Phân đạm đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cây sinh trưởng và đạt được năng suất cao. Vậy phân đạm là gì? Tác dụng của phân đạm là gì? Cùng công ty cây xanh Vườn Cây tìm hiểu về loại phân này trong bài viết sau đây.
Phân đạm là phân gì?
Phân đạm là gì? Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp cho cây trồng. Phân đạm cung cấp Nitơ cho cây trồng dưới dạng ion Nitrat NO3- và ion Amoni NH4+. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá thông qua hàm lượng %N có trong phân.
Đây là một loại phân hoá học phổ biến. Nó kích thích sự sinh trưởng của cây, thúc đẩy cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ và quả.
Xem thêm: phân kali có tác dụng gì
Tác dụng của phân đạm đối với cây trồng
Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với cây trồng. Là phần quan trọng của chất hữu cơ diệp lục, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein. Bón đạm giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra nhiều lá, lá cây ra to, màu xanh, quang hợp mạnh từ đó mà làm tăng năng suất cây trồng.
Phân đạm còn giúp cải thiện chất lượng nông sản như rau, cỏ khô làm thức ăn cho gia súc và protein của hạt ngũ cốc. Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng đặc biệt là lúc cây sinh trưởng mạnh. Trong số các nhóm cây trồng, nhóm cây ăn lá như rau cải, bắp cải rất cần phân đạm.
Dấu hiệu cây thừa hoặc thiếu đạm
Khi thiếu đạm: Cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ không phát triển. Các lá già xuất hiện màu xanh lợt hoặc màu vàng. Khi thiếu đạm nghiêm trọng số hoa của cây sẽ giảm nhiều, năng suất cây thấp, hàm lượng protein thấp.
Cây thừa đạm: Cây sinh trưởng mạnh gây ức chế sự ra hoa, tán lá xum xuê, lá mỏng, cây yếu dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công.
Xem thêm: tác dụng của phân lân đối với cây trồng
Một số lưu ý khi sử dụng phân đạm
- Phân đạm dễ tạ, thẩm thấu nhanh, xanh lá, đẻ nhiều.
- Thích hợp cho loại cây trồng lấy lá.
- Không bón khi trời sắp mưa, giông sẽ rất thoáng do tràn bờ, rửa trôi. Nếu không tưới được nắng hạn kéo dài cũng không bón đạm.
- Phần lớn phân đạm và phân chua sinh lý, cần chú ý phối hợp với phân kiềm, tro hoặc vôi kẻo chua đất, và giảm tác động của phân đạm.
- Đối với những cây có nhu cầu đạm nhiều, khi bón cần chia làm nhiều lần bón nhất là đối với nước nên bón đạm clorua hoặc SA. Cây họ đậu thời gian đầu chưa có nốt sần vẫn bón phân đạm (20-30kg/ha) tốt nhất là phân đạm trộn với phân chuồng hoai mục.
- Khi bảo quản phân đạm cần chú ý không đổ ra nền, không tựa vào tường, phải để vào bao giấy tốt hoặc bao nilon, kê cao.
Trên đây là những thông tin về tác dụng của phân đạm. Hy vọng qua bài viết đã cung cấp các thông tin bổ ích giúp cho quá trình chăm sóc cây xanh của bạn thêm hiệu quả và năng suất hơn.