7 loại cây không nên trồng trong nhà
1. Vạn Niên Thanh
Cây vạn niên thanh là một trong những loại cây không nên trồng trong nhà.
Thực tế, vạn niên thanh có rất nhiều chủng khác nhau. Có chủng có độc và có chủng không có độc. Trong đó, vạn niên thanh thuộc giống Aglaonema thường không có độc và được sử dụng để làm cảnh, làm thuốc. Số còn lại như cây sọc ngang vàng, sọc ngang trắng,… thì có độc.
Các nhà khoa học phát hiện ra lá cây và đặc biệt là nhựa cây Vạn niên thanh có độc. Độc tố này là chất Calcium Oxalate. Một người trưởng thành nếu nhai nuốt phải có thể gây đau rát miệng, phù nề và nôn mửa. Riêng đối với trẻ em, việc tiếp xúc thường xuyên với mủ cây này có nguy cơ viêm da cao. Vì thế mà đây cũng là một loại cây cảnh không nên trồng trong nhà. Hoặc trong trường hợp yêu thích thì nên trồng trong chậu có giá để chân cao, tránh sự tiếp xúc của trẻ em hoặc thú nuôi.
2. Cây Dạ Lan Hương
Vẻ đẹp của dạ lan hương khá nhẹ nhàng. Chính vì lý do này mà nhiều người đã chọn làm cây cảnh trong nhà mà không biết đây là một trong những loại cây không nên trồng trong nhà.
Trước hết dạ lan hương là loại hoa có mùi hương tương đối nồng. Đối với những người có tiền sử viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang thì hương hoa này rất hắc, gây khó chịu. Dưới góc nhìn y học, mùi hương của dạ lan hương chống chỉ định đối với các bệnh nhân đang điều trị bệnh tim và cao huyết áp. Thậm chí một số nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng dạ lan hương là tác nhân khiến tóc của chúng ta dễ gãy rụng hơn bình thường.
Tại Việt Nam, nhiều người quan niệm cây dạ lan hương là xấu về mặt phong thủy. Loài hoa này chuyên nở vào ban đêm, lại có hương thơm dễ dẫn dụ nhiều điều không may đến với gia chủ. Hoa dạ lan hương nở càng nhiều thì càng làm mất cân bằng âm dương, dẫn đến rạn nứt tình cảm gia đình.
Vì hai lý do trên mà mà dù có đẹp đến đâu thì giống hoa này vẫn được liệt kê vào danh sách những cây không nên trồng trong nhà.
Xem thêm: Cây phát tài núi có độc không?
3. Cây Kim Tiền
Cây kim tiền để trong nhà vẫn được tuy nhiên, thực tế cây kim tiền vẫn chứa độc tố nhẹ ở cuống và lá của cây kim tiền chứa canxi oxalat (calcium oxalate). Theo Wikipedia, canxi oxalat là độc tố gây ảnh hưởng ngoài da lẫn bên trong cơ thể nếu nuốt vào.
Cụ thể, khi canxi oxalat tiếp xúc bên ngoài da; chúng có thể gây kích thích các phần da nhạy cảm. Khi tiếp xúc với bên ngoài môi, thậm chí là nuốt, độc tố này sẽ gây ngứa, nóng rát miệng họng, sưng miệng và dễ khiến bệnh nhân bị ngạt thở.
Nếu nuốt phải liều lượng canxi oxalat quá nhiều, bệnh nhân sẽ đối mặt với nguy cơ bị co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.
4. Cây Thiên Điểu
Cây thiên điểu còn được biết đến với cái tên Hoa chim thiên đường. Bản thân giống cây này được tìm thấy tại miền Nam châu Phi hoặc các vùng nhiệt đới tại châu Mỹ. Một số đặc điểm cơ bản của cây thiên điểm là sống lâu năm, có thân thảo, lá to, hoa màu cam ánh tím rất bắt mắt.
Chính vẻ ngoài nổi bật khiến cây thiên điểu được chọn làm cây cảnh trưng bày phòng khách hay các không gian khác trong nhà ở. Nhưng bạn cần lưu ý về đặc điểm của loài cây này.
Trên thực tế có khá nhiều người chia sẻ khi đứng gần hoa thiên điểu quá lâu họ dễ đau đầu, chóng mặt. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và kết luận được đưa ra là trong hạt cây này có chứa độc tố. Chất này không chỉ tác động đến đường hô hấp mà còn có thể làm rát lưỡi, bỏng thực quản, ngộ độc,…
5. Hoa Đỗ Quyên
Hoa đỗ quyên được trồng khá nhiều ở các quốc gia có khí hậu ôn đới như Nhật Bản và Triều Tiên. Thời gian gần đây thuỷ tiên đã được nhân giống tại một số địa phương nằm trên cao nguyên nước ta như Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt. Loài hoa này có màu đỏ lạnh khá sặc sỡ nên nhiều gia đình đã chọn trưng bày mà không biết đây là giống cây có chứa nhiều độc.
Độc tố Andromedotoxin và Arbutin Glucoside được tìm thấy tại hầu hết các bộ phận của cây đỗ quyên, bao gồm cả rễ và hoa. Người lớn nếu nuốt phải các nhóm độc tố này có thể khó thở, buồn nôn, hoa mắt. Trong khi đó lượng độc tố trong một cây đỗ quyên non thậm chí đã có thể gây ngộ độc nặng cho trẻ 3 tuổi.
6. Cây Hoa Thủy Tiên
Hoa thủy tiên được nhiều người liệt vào danh sách các loại cây có độc không nên trồng trong nhà. Có vẻ bề ngoài thanh khiết, nhưng nhựa thuỷ tiên lại chứa chất độc Alkaloids. Khi da chúng ta vô tình tiếp xúc trực tiếp với loại độc này, hiện tượng dị ứng, mẩn ngứa rất nhanh sẽ xuất hiện.
Ngoài ra, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nếu nuốt phải hoa hoặc rễ của loài cây này thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ khẩn cấp. Lượng độc tố lớn tồn tại trong cây có thể khiến một người trưởng thành giãn đồng tử đột ngột, co giật, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim,…
Tệ hơn, nếu trẻ em dung nạp loài hoa này, khả năng cao các tình trạng như ngứa rát và lở loét khoang miệng, sưng yết hầu và tổn thương dây thanh sẽ xảy ra đi kèm tiên lượng xấu.
7. Cây Trúc Đào
Cây trúc đào hay còn có tên gọi khoa học khác là Nerium Oleander. Chúng là loài cây có hoa thường được chọn để làm cảnh trong nhà nhờ vẻ đẹp sặc sỡ. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ biết loại cây này cũng nằm trong danh sách các loại cây có độc không nên trồng trong nhà.
Theo các nghiên cứu khoa học, cây trúc đào có nhựa màu trắng kem. Phần nhựa này có chứa các glycosid độc đại. Trong đó chủ yếu là oleandrin có tỉ lệ từ 0,7 đến 1/1000. Khi tiếp xúc với bề mặt da, nhựa trúc đào gây bỏng nhẹ, viêm tấy. Đối với vùng nhạy cảm như giác mạc, nhựa cây này làm lở loét nhanh dẫn đến mù lòa. Tệ hơn, việc nuốt trực tiếp nhựa và lá trúc đào có thể gây buồn nôn, xuất huyết nội, nhịp tim khó kiểm soát..
Xem thêm: Những cây cảnh có độc