Những tác dụng của quả cau đối với sức khoẻ bạn nên biết 

Những tác dụng của quả cau đối với sức khoẻ bạn nên biết
Mục lục

Cau là loài cây quen thuộc, khá gần gũi với con người Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài tác dụng lấy quả để ăn, trong đông y  quả cau còn có tác dụng trong việc làm làm thuốc trị một số bệnh rất hiệu quả. Cùng Vườn Cây tìm hiểu tác dụng của quả cau trong bài viết này.

1. Cây cau có đặc điểm thế nào?

Cau là cây ăn quả khá quen thuộc đối với người Việt Nam. Nó thường xuất hiện trong các truyện cổ tích chúng ta thường nghe. Cau có thân cột, thuộc họ cau dừa (Arecaceae), cây cau trưởng thành có thể cao tới 20m, dáng thẳng đứng. 

Những tác dụng của quả cau đối với sức khoẻ bạn nên biết
Cây cau có thân thẳng đứng, hoa màu trắng tinh khiết có mùi thơm nhẹ nhàng

Hoa cau có màu trắng thanh khiết thường mọc ở nách lá, tỏa hương thơm ngát, hoa đực rụng sớm và hoa cái sẽ phát triển thành quả. Quả cau có hạt cứng bên trong, khi còn non có màu xanh, dần chuyển vàng khi chín.

Các giống cau được trồng phổ biến hiện nay gồm: cau vua, cau lùn, cau đuôi chồn, cau trắng, cau đỏ và cau vàng (cau kiểng vàng).

Xem thêm: Trồng cây cau lùn trước nhà có hợp phong thuỷ không?

2. Tác dụng của quả cau với sức khỏe

Những tác dụng của quả cau đối với sức khoẻ bạn nên biết
Tác dụng của quả cau đối với sức khoẻ

Đây là loại quả gắn bó và khá quen thuộc trong đời sống người Việt, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được tác dụng của quả cau với sức khỏe. Theo đó, những lợi ích tuyệt vời mà quả cau mang lại đều được nghiên cứu từ cả y học hiện đại và y học cổ truyền. 

2.1 Quả cau có tác dụng trị giun sán đường ruột

Theo các nghiên cứu quả cau chứa arecolin – một hoạt chất alkaloid có đặc tính làm tê liệt thần kinh giun sán rất tốt. Do đó, việc ăn trầu cau hoặc uống nước sắc từ hạt cau cũng là những phương pháp trị giun sán đường ruột khá hữu hiệu.  

2.2 Giảm đầy bụng khó tiêu

Những tác dụng của quả cau đối với sức khoẻ bạn nên biết
quả cau có tác dụng giảm đầy hơi khó tiêu hiệu quả

Bên cạnh tác dụng tẩy giun, tác dụng của quả cau còn có khả năng làm giảm đầy bụng khó tiêu. Một số bài thuốc Đông y đã tận dụng dược liệu này với vỏ quýt (trần bì), gừng (khương bì) và rễ cây dâu tằm (tang bạch bì) để sắc thành nước uống trong ngày, nhằm sớm khắc phục hiện tượng chướng bụng khó chịu.

2.3 Giảm đau nhức răng

Một trong những tác dụng của quả cau mà bạn nhất định không nên bỏ qua đó là xoa dịu cảm giác ê buốt và đau nhức răng. Bên cạnh việc chà răng hằng ngày, làm sạch miệng bằng nước muối, bạn có thể dùng thêm nước cau hoặc rượu cau, các tinh chất kháng viêm có trong cau có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm nhiễm, giảm đau hiệu quả.

2.4 Cải thiện tình trạng hôi miệng

Những tác dụng của quả cau đối với sức khoẻ bạn nên biết
Súc miệng bằng rượu cau có tác dụng giảm mùi hôi miệng hiệu quả

Cùng với việc hỗ trợ kháng viêm, làm giảm cơn đau răng, súc miệng bằng rượu cau còn có công hiệu trị hôi miệng. Hương thơm dịu từ cau sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng hơi thở có mùi, đem lại sự tự tin và thoải mái khi giao tiếp với mọi người.

2.5 Hỗ trợ điều trị sỏi thận

Một trong những tác dụng của quả cau không thể bỏ qua trong việc điều trị sỏi thận vẫn đang được nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa. Tuy nhiên, để thúc đẩy bài tiết nước tiểu hiệu quả cũng có khả năng đánh tan sỏi thận. Bạn cũng có thể tham khảo sắc nước quả cau khô, mía lau, cỏ mần trầu và đường phèn rồi uống xen kẽ với nước lọc hàng ngày.

Trên đây,  là những tác dụng của quả cau, hy vọng bài viết đã mang đến những kiến thức bổ ích cho các bạn. Nếu muốn mua các giống cây cau để trồng, hãy liên hệ với công ty cây xanh Vườn Cây – nơi cung cấp cây xanh, dịch vụ thi công cảnh quan sân vườn, dịch vụ chăm sóc cây xanh uy tín, chuyên nghiệp, giá cả ưu đãi cạnh tranh.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết mới nhất